21:23 EDT Chủ nhật, 05/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ông Triệu Tài Vinh muốn biến Hà Giang thành thủ phủ cây dược liệu

Thứ năm - 04/01/2018 08:22
Tỉnh ủy Hà Giang đề nghị Chính phủ hỗ trợ chính sách phát triển quy hoạch các khu bảo tồn sinh thái thành khu bảo tồn dược liệu, góp phần nâng cao thu nhập cho đồng bào các dân tộc thiểu số.

Đó là một trong những đề nghị được Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh nêu ra tại Hội nghị trực tuyến tổng kết năm 2017 ngành Nông nghiệp phát triển nông thôn, ngày 4.1.

Theo ông Triệu Tài Vinh, Bí thư Tình ủy Hà Giang là một địa phương miền núi biên giới phía Bắc có nguồn cây dược liệu tự nhiên phong phú và đa dạng. Đây là một trong những loài cây có giá trị kinh tế cao góp phần nâng cao thu nhập cho đồng bào các dân tộc thiểu số.

 ong trieu tai vinh muon bien ha giang thanh thu phu cay duoc lieu hinh anh 1

Cây dược liệu góp phần nâng cao thu nhập cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Ảnh: Tà Giàng.

Lâu nay, dược liệu được quy hoạch chủ yếu là theo sinh thái và theo sản phẩm. Tại phiên đối thoại, ông Vinh đề nghị Chính phủ và các bộ ngành thay đổi cách tiếp cận quy hoạch phát triển dược liệu.

Cụ thể, với điều kiện có sẵn 6 khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đặc dụng, ông Vinh đề nghị nên cho Hà Giang được quy hoạch phát triển theo sinh thái; chọn quy hoạch các khu bảo tồn sinh thái thành khu bảo tồn dược liệu.

Với Bộ NNPTNT, ông Vinh đề nghị Bộ rà soát lại các thông tư, quy định để tạo điều kiện cho phép Hà Giang và các địa phương khác được trồng cây dược liệu dưới rừng phòng hộ, rừng khép tán. Vì nếu không cho phép trồng dược liệu dưới rừng khép tán sẽ gây khó khăn cho không ít nông dân vùng này.

 ong trieu tai vinh muon bien ha giang thanh thu phu cay duoc lieu hinh anh 2

Ông Triệu Tài Vinh, Bí thư tỉnh Hà Giang đề nghị thay đổi cách tiếp cận quy hoạch phát triển dược liệu. Ảnh: Nguyên Vỹ

Bản thân Hà Giang là tỉnh nghèo, đã nhiều lần được Chính phủ ban hành các quyết định cá biệt cho tỉnh. “Lần này, chúng tôi tiếp tục đề nghị xin cho Hà Giang được xây dựng đề án quy hoạch dược liệu trong đó có đề xuất cơ chế bảo tồn phát triển”, ông Vinh nói.

Tỉnh Hà Giang có 3 tiểu vùng sinh thái: vùng núi đá cao phía bắc, vùng núi đất phía tây và cùng núi đất phía nam. Mỗi vùng, tỉnh này đều có chính sách và quan điểm tiếp cận riêng để phát triển.

Với vùng núi phía bắc, tỉnh tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc, chủ yếu là bò vàng vùng cao (còn gọi là bò Mông); vùng núi đất phía tây thì phát triển cây chè shan tuyết và cây dược liệu (tập trung ở Tây Côn Lĩnh, Chiêu Lầu Thi); vùng núi thấp phía nam chú trọng cây ăn quả với các sản phẩm đặc hữu là cam sành.

 ong trieu tai vinh muon bien ha giang thanh thu phu cay duoc lieu hinh anh 3

Phát triển cây dược liệu làm cao atiso. Ảnh: Tà Giàng

Thời gian qua, tỉnh Hà Giang cũng đã ban hành nhiều chính sách tập trung cho phát triển nông nghiệp; du lịch; hỗ trợ kinh biên mậu dọc cửa khẩu biên giới quốc gia; từ đó phát động phong trào khởi nghiệp sôi nổi trong thanh niên, nông dân toàn tỉnh tham gia.

Đến nay, tỉnh đã hình thành vùng cam VietGAP, vùng dược liệu ở Quảng Bạ, Hoàng Su Phì; 4 vùng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm đặc hữu, 8 sản phẩm được công nhận và 21 sản phẩm dược liệu đã hình thành.

“Đó là kết quả cụ thể nhất, minh chứng cho việc phân định vùng lãnh thổ, liên kết liên vùng và khởi nghiệp tạo ra sản phẩm địa phương”, ông Vinh chia sẻ.

Đối với ngành nông nghiệp nói chung, tỉnh ủy Hà Giang cũng đề nghị nên đánh giá lại tiềm năng lợi thế từng vùng để có quy chế phối hợp liên vùng. Chương trình phối hợp tổ chức du lịch ở lòng hồ Na Hang hay chuỗi cam sành Hà Tuyên (Hà Giang và Tuyên Quang) là ví dụ cụ thể.

 ong trieu tai vinh muon bien ha giang thanh thu phu cay duoc lieu hinh anh 4

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao những nỗ lực của Hà Giang trong thời gian qua. Ảnh: Nguyên Vỹ

Tiếp thu những đề nghị nêu trên, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá, thời gian qua Hà Giang là một tỉnh khó khăn nhất nước nhưng đã tự tìm ra lối mở, và những bước đi đầu tiên đã có kết quả.

Những thành quả nổi bật trong năm 2017 cho thấy ngoài sự quyết tâm của nông dân, cộng đồng doanh nghiệp; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị sẽ tạo ra động lực và cảm hứng để ngành nông nghiệp phát triển.

“Một trong những hạn chế trong năm qua là nhiều tỉnh thành còn lơ là chỉ đạo; cơ cấu lại nông nghiệp chưa đồng đều, triển khai còn lúng túng và kết quả chưa rõ ràng. Điều này cần khắc phục và cải thiện sớm trong thời gian tới”, Bộ trưởng nói.

Theo Nguyên Vỹ
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 161

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 160


Hôm nayHôm nay : 62072

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 311035

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60632992