18:55 EST Thứ sáu, 03/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phải nâng tầm nghề nuôi

Thứ ba - 14/02/2017 23:17

Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, ngành thủy sản có nhiều cơ hội tận dụng, thu hút vốn đầu tư và chuyển giao công nghệ từ nhiều quốc gia có ý định sản xuất tại Việt Nam. Tại châu Á, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore… đều muốn tăng cường đầu tư vào Việt Nam vì hàng hóa sản xuất tại Việt Nam được xuất khẩu sang Mỹ với chi phí lao động thấp hơn các nước khác.

Nhưng ngành thủy sản của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế như nguồn nguyên liệu chế biến không ổn định, chất lượng sản phẩm không đồng nhất, thiếu nhân lực lao động có tay nghề, và sản phẩm chưa thực sự đa dạng, chủ yếu là cá đông lạnh, cá fillet, tôm nguyên liệu, tôm sơ chế, mực ống, bạch tuộc.

Năm 2016, ngành tôm Việt Nam phải chịu nhiều tác động từ việc hàng loạt đối thủ cạnh tranh đồng loạt giảm giá bán khiến tình hình xuất khẩu sang Mỹ - một trong những thị trường tiêu thụ lớn nhất của Đông Nam Á gặp nhiều trở ngại hơn.

Ngành cá tra cũng gặp khó khăn tương tự khi luật sơ bộ của Bộ Thương mại Mỹ về thuế chống bán phá giá trong phiên rà soát cuối cùng (POR11) vào khoảng thời gian từ tháng 8/2013 tới tháng 7/2014, mức thuế với hai công ty xuất khẩu cá tra hàng đầu Việt Nam là Công ty CP Hùng Vương và… Thuận An lần lượt là 0,36 USD/kg và 0,84 USD/kg. Trong khi đó, mức thuế suất chung cho 16 quốc gia còn lại là 0,6 USD/kg. Dù chỉ là thuế sơ bộ và thấp hơn mức thuế đã được quy định trong đợt rà soát POR10, nhưng vẫn là một rào cản lớn với các doanh nghiệp Việt Nam muốn bán cá da trơn tại Mỹ bằng giá cạnh tranh. Không chỉ vậy, các công ty xuất khẩu cá da trơn của Việt Nam đang phải đối mặt với luật mới về các sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ từ tháng 9/2017. Với thời gian cho phép chuyển đổi để thích nghi là 18 tháng sau khi Đạo luật Nông trại của Mỹ chính thức có hiệu lực, sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất sang thị trường Mỹ sẽ buộc phải tuân theo luật lệ của Cơ quan Giám sát an toàn thực phẩm của Mỹ (FSIS) trực thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thay vì được giám sát bởi Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) như trước kia.

Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm được quy định bởi FSIS khó áp dụng hơn rất nhiều so với những quy định của FDA. FSIS yêu cầu rà soát 100% sản phẩm nhập khẩu bắt đầu từ 9/2017, thay vì chỉ giám sát 1% như FDA vẫn làm. Không chỉ vậy, FSIS cũng có quy định rất khắt khe với mỗi giai đoạn sản xuất của sản phẩm, ví dụ như nguồn thức ăn, con giống, kiểm tra kháng sinh và tồn dư hóa chất, vận chuyển và quá trình chế biến tại nhà máy càng đẩy chi phí sản xuất tại Việt Nam tăng cao.

Đồng thời, những công nghệ nuôi trồng thủy sản của nước xuất khẩu đó cũng phải đảm bảo chất lượng ngang bằng những công nghệ đang được sử dụng tại Mỹ. Điều này có nghĩa là các công ty của Việt Nam phải đăng ký và chứng minh được công nghệ nuôi trồng thủy sản tương tự như công nghệ nuôi của người nông dân Mỹ. FSIS luôn luôn cần ít nhất 8 năm để xác nhận các tiêu chuẩn tương tự với những nhà xuất khẩu thịt và gia cầm sang thị trường Mỹ, và không một nước Đông Nam Á nào có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn tương tự của ngành sản xuất thịt và gia cầm của Mỹ.

Mới đây, Mỹ đã tuyên bố sẽ không tham gia các hiệp định thương mại tự do như TPP, NAFTA. Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, nhưng không phải so sánh với nền kinh tế bây giờ. Bởi vì hiện tại thì nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển trong môi trường không có TPP. Cái đáng tiếc là những tiềm năng kinh tế, cơ hội mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu trong tương lai nhờ TPP sẽ không còn nữa.

Chất lượng thủy sản Việt Nam vẫn luôn là vấn đề đáng lo ngại khi vấp phải hàng rào bảo vệ khắt khe tại các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản và châu Âu. Còn nữa, đó là sức cạnh tranh của hàng hóa ở Việt Nam, ở 3 khía cạnh gồm chất lượng, giá và thiết kế mẫu mã sản phẩm hầu như yếu kém hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Tái cơ cấu lại sản xuất, lập chuỗi sản xuất từ nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ tại tất cả các vùng và sản phẩm, tập trung khai thác, chế biến tôm nước lợ, cá tra, nhuyễn thể… có thể được coi là những giải pháp hữu ích. Nhưng về lâu dài, Việt Nam nâng tầm vị thế cho các sản phẩm thủy sản nuôi và tiếp tục phát triển nghề nuôi trồng thủy sản thông qua hoạt động thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp, phát triển các mô hình hợp tác quốc tế, liên doanh, hiệp hội, tạo dựng sợi dây kết nối người tiêu dùng, doanh nghiệp và nông dân; xây dựng các trại nuôi công nghiệp, quy mô lớn và thành lập các hệ thống thú y từ trung ương tới địa phương; đồng thời chú trọng bảo vệ môi trường.

Giáo sư Brian Mark, Đại học Louisiana 
Nguồn: thuysanvietnam.com
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 72

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 71


Hôm nayHôm nay : 31033

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 81899

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73128870