09:41 EST Thứ ba, 07/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phòng trừ bệnh sữa trên tôm hùm như thế nào?

Thứ tư - 31/05/2017 20:40
Bệnh sữa trên tôm hùm (hay còn gọi là bệnh bệnh đục thân) do vi khuẩn ký sinh nội bào giống như Rickettsia (Rickettsia like bacteria - RLB) gây ra, bệnh thường xuất hiện bắt đầu từ tháng 4, bùng phát vào giữa mùa mưa (tháng 9 - 10).

Để phòng chống bệnh sữa trên tôm hùm nuôi,  chỉ được nuôi tôm trong vùng quy hoạch của địa phương, cách xa các cửa sông để tránh nước ngọt từ sông đổ ra trong mùa mưa làm giảm độ mặn gây sốc hoặc có thể nước sông bị ô nhiễm, có các chất độc hại. Bên cạnh đó, cần đặt lồng nuôi tôm ở nơi có độ sâu tối thiểu khi triều thấp là 4m (đối với nuôi lồng găm) hoặc từ 4 - 8m (đối với nuôi lồng nổi). Khoảng cách giữa các lồng nuôi tôm trong cùng một bè phải đảm bảo tối thiểu 1m; khoảng cách giữa các bè nuôi tôm phải đảm bảo tối thiểu 50m.

Khi tôm mắc bệnh, chỉ điều trị tôm hùm bị bệnh nhẹ, khi dịch bệnh mới xuất hiện để hạn chế lây lan. Tùy điều kiện cụ thể để áp dụng các phác đồ điều trị bệnh cho tôm. Người nuôi có thể tham khảo phác đồ điều trị sau: Treo túi thuốc khử trùng, có thể sử dụng Chlorine Dioxide (thành phần chính là Natri Chlorite, NaClO2), mỗi lồng 2 túi, mỗi túi 10 viên (10g thuốc), 1 lần/ngày.

Dùng Doxycyclin 10% trộn thức ăn với lượng 7g (khoảng 2 muỗng cafe)/kg thức ăn (lựa chọn loại thức ăn tôm hùm ưa thích, kích cỡ thức ăn phù hợp với kích cỡ miệng tôm, sau khi trộn thuốc phải có thời gian để thuốc ngấm), áp dụng 1 lần/ngày và thực hiện trong 7 ngày liên tục.

Lượng thức ăn trộn thuốc nên sử dụng với lượng ít hơn bình thường để tôm sử dụng hết thức ăn, sau đó điều chỉnh tăng dần cho phù hợp. Bổ sung Premix (vitamin, axit amin, khoáng chất): trộn thức ăn trong toàn bộ quá trình điều trị. Thời gian điều trị khoảng 10 ngày, sau 10 ngày thì dừng thuốc hoàn toàn, nếu không khỏi chuyển sang phác đồ tiêm. Kỹ thuật trộn thức ăn, cho ăn theo hướng dẫn của Cơ quan Quản lý thú y hoặc Chi cục Thủy sản./.

 phong tru benh sua tren tom hùm nhu the nao? hinh anh 1

Nông dân thị xã Sông Cầu đắng cay vớt tôm hùm nuôi bị chết.  ảnh: Hùng Phiên

 

 
Theo Hà Kiều (Tổng cục Thủy sản)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 260

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 259


Hôm nayHôm nay : 41214

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 223246

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73270217