04:13 EST Thứ bảy, 21/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phòng trừ sâu bệnh cuối vụ

Thứ năm - 11/09/2014 22:09
Các tỉnh miền Bắc, đặc biệt các vùng duyên hải vừa trải qua đợt phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ (SCLN) hại lúa với diện tích phun trừ rất lớn, nhiều nơi nông dân phải phun kép.
Kết quả SCLN lứa 6 đã được khống chế và phòng trừ hiệu quả. Đợt phòng trừ này là cơ sở để nông dân rút ra bài học kinh nghiệm, chủ động phun phòng trừ sớm các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại cuối vụ, đảm bảo ở mức cao nhất cho năng suất lúa mùa.

Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Thời điểm này nông dân cần tránh phun thuốc tràn lan, phun nhiều lần, không đúng thời điểm, hạn chế dùng các loại thuốc tiêu diệt ký sinh, thiên địch có ích.

Hiện SCLN lứa 7 tích lũy và có mật độ cao trên những diện tích gieo cấy muộn (lúa trỗ sau 10/9) và xanh tốt. Với những diện tích này nên phun đúng thời điểm để bảo vệ lá đòng và các lá công năng.

Sâu đục thân 2 chấm: Xuất hiện gây hại trên những trà lúa giai đoạn ôm đòng, trỗ bông, gây hiện tượng bông bạc, đặc biệt trên những ruộng trỗ sau 15/9.

Rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ: Một số vùng đã xuất hiện những ổ rầy đầu tiên được phát hiện từ cuối tháng 8, trùng với thời điểm phun SCLN lứa 6. Thời gian này điều kiện thời tiết lại mưa nắng xen kẽ càng là điều kiện để rầy gia tăng mạnh mật độ.

 Thiệt hại do “cháy rầy” xảy ra vào cuối vụ là vô cùng lớn, do đó cuối vụ cần tập trung phòng trừ sớm theo nguyên tắc "4 đúng" sẽ bảo vệ năng suất, tiết kiệm chi phí.

Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Phát sinh gây hại trên diện tích cấy các giống nhiễm, bón thừa đạm, sẽ gia tăng trong thời gian tới do thời tiết diễn biến phức tạp, đặc biệt sau những trận mưa giông, gió lớn.

Phòng trừ

Để chủ động phòng trừ sâu bệnh đạt hiệu quả, cần thăm đồng thường xuyên, tiến hành phòng trừ kịp thời sâu bệnh cuối vụ. Phun phòng trừ SCLN lứa 7 bằng thuốc Tango 50SC; 800WG, Clever 150SC, 300WG. Đây là những loại thuốc có hiệu lực rất cao, nhanh và kéo dài.

Để vụ mùa 2014 thắng lợi, người nông dân cần chủ động chăm sóc tốt cây lúa đồng thời thăm đồng thường xuyên, phát hiện sớm và tiến hành phòng trừ sâu bệnh cuối vụ bằng các loại thuốc đặc hiệu.
Đối với rầy các loại cần phun phòng trừ bằng thuốc Sutin 5EC; 50SC, Victory 585EC, Bassa 50EC.

Đặc biệt bà con chủ động thực hiện giải pháp “3 trong 1”, đó là dùng hỗn hợp 2 loại thuốc Victory 585EC + Tango 800WG; 50SC để cùng lúc xử lý 3 đối tượng gây hại khi lúa thấp tho trỗ là SCLN, sâu đục thân hai chấm và rầy các loại.

Giải pháp này giúp người dân tiết kiệm chi phí, tiết kiệm công phun. Cách sử dụng: Pha 50 ml thuốc Victory 585EC + 2 gói (loại 1 gr hoặc 14 ml) Tango 800WG; 50SC với 18 - 24 lít nước phun cho 1 sào Bắc bộ (360 m2).

Nhiều diện tích bệnh bạc lá đã xuất hiện, gây hại, lá lúa đã bắt đầu khô ở phần rìa lá, đặc biệt trên những giống nhiễm. Nông dân cần tiến hành phun phòng trừ sớm trên những ruộng chớm xuất hiện bệnh.

Tuy nhiên bệnh bạc lá là loại bệnh do vi khuẩn gây hại nên dùng thuốc đặc hiệu để phun phòng trừ như Starwiner 20WP. Thuốc Starwiner 20WP là thuốc trừ bệnh vi khuẩn có tác động nội hấp, tiếp xúc mạnh, mang lại hiệu quả phòng trừ bệnh cao và kéo dài.

Bên cạnh đó, lúa vụ mùa thường hay bị bệnh lem lép hạt gây hại, làm giảm năng suất. Với bệnh lem lép hạt hại lúa cần phun phòng trừ khi lúa sắp trỗ bằng loại thuốc đặc hiệu Tiptop 250EC, nếu bệnh nặng phun lại lần 2 ngay sau khi lúa trỗ thoát.
Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 167


Hôm nayHôm nay : 27521

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 891545

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72574254