16:43 EST Chủ nhật, 05/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phòng trừ sùng trắng hại mía

Thứ sáu - 27/09/2019 06:23
Sùng trắng là sâu non của bọ hung sống trong đất, cơ thể có dạng chữ C, thân to, mập, màu trắng sữa, bụng phình ra, có chân ở phần ngực.
06-10-24_5_206193
Sùng trắng hại mía.

Gây hại: Bọ hung (trưởng thành) và sâu non (sùng) gây hại bằng cách gậm rễ non và thân ngầm dưới đất, khiến cây sinh trưởng kém, mất cây (hom), đẻ nhánh kém, mất năng suất.

Bọ hung và sùng gây hại trên nhiều loại cây trồng có rễ, hom, củ… nằm trong đất như mía, khoai, cao su, cây lâm nghiệp…

Trên mía, bọ hung và sùng hại mía gốc lẫn mía tơ, ban ngày chui xuống đất, tìm lổ hổng, khe nứt trú ẩn, ban đêm chui lên cắn phá, gây hại nặng vào các tháng 3 – 5 khi mía đang giai đoạn đẻ nhánh, nhất là sau các cơn mưa đầu mùa.

Đặc tính: Sùng trắng là sâu non của bọ hung sống trong đất, cơ thể có dạng chữ C, thân to, mập, màu trắng sữa, bụng phình ra, có chân ở phần ngực. Bọ hung, sùng thường gây hại khi trời khô hanh. Trên mía, bọ trưởng thành đẻ trứng quanh gốc mía, trứng 15 ngày nở ra sâu non (sùng trắng) sống 5 – 6 tháng dưới đất sau đó hóa nhộng. Sâu non (sùng) và bọ hung trưởng thành gậm rễ và gốc mía, ban ngày nằm ngay gốc mía. Bọ hung gây hại mạnh lúc mía đẻ nhánh (tháng 3 - 4), làm chết cây, ảnh hưởng tỷ lệ đẻ nhánh, khi mía lớn (tháng 6), bọ hung gây hại nhẹ hơn.

Phòng trị: Nhìn chung, bọ hung và sùng trắng tương đối khó trị, do vậy cần áp dụng nhiều biện pháp như:

- Luân canh cây trồng khác họ như đậu, rau, lúa… (nếu có thể).

- Cày sâu, vun luống, thu dọn tàn dư thực vật của vụ trước.

- Làm cỏ kết hợp bắt sùng… trước khi đặt hom.

- Trồng đúng thời vụ, trồng tập trung.

- Tưới ngập nước (nếu ruộng chủ động nước).

- Bắt tay (bọ trưởng thành và sùng ) nếu mật số quá cao, có thể kết hợp dùng bẫy đèn, biện pháp nầy cần làm liên tục 2 – 3 tuần, làm đồng loạt, thời gian chiếu sáng của bẫy từ chiếu tối đến nửa đêm.

- Dùng thuốc hóa học như: Sago Super 3G (Chlorpyrifos methyl), Gà nòi 4G (Cartap)… thuốc có thể rải theo hàng, khi vun luống hoặc bón gốc. Lượng dùng tùy bọ (sùng) ít, nhiều, liều lượng thay đổi từ 20 – 40 kg/ha, trước khi bón thuốc, ruộng nên xới nhẹ, xong rải thuốc rồi tưới nhẹ để thuốc ngấm xuống bên dưới.

Theo Huỳnh Kim Ngọc/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 116

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 114


Hôm nayHôm nay : 40675

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 152602

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73199573