20:42 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phương pháp chẩn đoán bệnh H5N1 trên gà

Thứ hai - 21/12/2015 20:49
Các phương pháp nhận biết và chẩn đoán phân biệt bệnh cúm H5N1 trên gà.
1. Chẩn đoán lâm sàng bằng mắt thường:
 
Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết rất cao. Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến 21 ngày, có trường hợp kéo dài đến 28 ngày. Gia cầm bệnh sốt cao; chảy nước mắt; đứng tụm một chỗ; lông xù; phù đầu và mắt; mồng, mào, yếm tím bầm; da tím tái; chân xuất huyết; chảy nước dãi ở mỏ.
 
Con vật khi sốt cao có biểu hiện không bình thường ở hệ thống tiêu hóa, hô hấp, sinh sản và thần kinh. Triệu chứng chung là giảm hoạt động, giảm tiêu thụ thức ăn, gầy yếu, giảm trứng. Trường hợp nặng có biểu hiện ho, khó thở, suy sụp hô hấp; rối loạn thần kinh, ỉa chảy, một số con có biểu hiện co giật hoặc ở tư thế không bình thường. Những triệu trứng trên có thể xảy ra cùng một lúc hoặc riêng rẽ.
 
Như vậy, khi nghi ngờ có sự xuất hiện của cúm, việc đầu tiên là ta phải quan sát tổng thể tất cả những biểu hiện bên ngoài của toàn đàn căn cứ vào các triệu chứng chính như trên. Ví dụ, đầu tiên ta quan sát xem gà có sốt không? Có xuất huyết, tụ huyết ở đâu không? Có triệu chứng thần kinh không? Có khó thở không? Tỷ lệ chết và tốc độ lây bệnh của toàn đàn như thế nào?...Từ đó có thể đưa ra những chẩn đoán sơ bộ ban đầu >> xem nghi ngờ bệnh gì nhất >>căn cứ vào đó mà có hướng quan sát bệnh tích khi mổ khám (nghĩa là khi mổ khám, ta sẽ tập trung quan sát kỹ những cơ quan có bệnh tích đặc trưng đối với bệnh mà ta nghi ngờ).
 
2. Nhận diện lâm sàng qua bệnh tích mổ khám:
 
Virus xâm nhập vào trong cơ thể thông thường đi qua miệng trước tiên nhưng không lưu cữu tại miệng mà đi tiếp vào phía trong của đường hô hấp và đi lên kết mạc mắt. Virus thường ở lại đây trong 3-5 ngày và gây ra các bệnh tích đặc trưng như xung huyết ở mí mắt; khí quản viêm, có dịch nhầy, xuất huyết tràn lan; sau đó, nó xâm nhập và gây xuất huyết gần như khắp cơ quan nội tạng trong cơ thể. Ví dụ như, xuất huyết ở cơ ngực, cơ đùi, đường ruột, dưới da, mào, tích…Sau đây là một số hình ảnh bệnh tích đặc trưng của bệnh cúm trên gia cầm mà chúng tôi tổng hợp được.
 
Như vậy, Sau khi Kiểm tra tổng thể toàn bộ bệnh tích mổ khám, kết hợp với các triệu chứng điển hình như trên thì về cơ bản ta đã có thể kết luận được căn nguyên gây bệnh (gần 90% là chính xác nếu con vật xuất hiện đầy đủ những triệu chứng, bệnh tích đặc trưng như trên). Tuy nhiên, để có thể khẳng định chính xác hơn đây là bệnh do virus cúm gia cầm gây ra thì ta cần phân biệt được với một số bệnh tương tự khác như Newcastle, tụ huyết trùng cấp và gumboro. Đồng thời tiến hành các phản ứng phân tích đặc trưng với cúm trong phòng thí nghiệm.
 
3. Chẩn đoán phân biệt cúm gia cầm với 1 số bệnh khác:
 


 
Nguồn: nguoichannuoi.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 277

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 270


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1024609

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72707318