14:09 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quản lý thức ăn khi nuôi tôm thẻ

Thứ năm - 16/01/2014 04:47
Để nuôi một hecta tôm thẻ chân trắng (TTCT) thâm canh cần tới 11 - 26 tấn thức ăn và giá trị chiếm hơn 50% tổng chi phí đầu tư. Nếu quản lý thức ăn không tốt, giá thành nuôi tôm sẽ tăng, thức ăn dư thừa làm ô nhiễm môi trường…
 

Quản lý thức ăn tốt là yếu tố quan trọng quyết định thành bại của vụ nuôi - Ảnh: Thanh Nhã

TTCT có nhu cầu đạm chỉ vào khoảng 32 - 35%, thấp hơn so mức 40 - 45% của tôm sú. TTCT có thể ăn liên tục trong ngày, ăn thức ăn lơ lửng và khi đói có thể ăn nhiều loại thức ăn tự nhiên như tảo, chất vẩn, huyền phù. Hàm lượng ôxy hòa tan, nhiệt độ cũng ảnh hưởng nhiều đến sức ăn của TTCT. Một số hộ nuôi tôm đã thử nghiệm dùng thức ăn tôm sú để cho TTCT, nhất là trong thời điểm tháng cuối trước khi thu hoạch (thay cho thức ăn tăng trọng) cho thấy tốc độ tăng trưởng của tôm cao hơn, thời gian nuôi ngắn hơn. Tuy nhiên, việc làm này đòi hỏi người nuôi có trình độ quản lý ao nuôi rất cao, nếu không môi trường ao nuôi dễ bị ô nhiễm, phát sinh nhiều khí độc… ảnh hưởng đến sức khỏe tôm.

Để quản lý tốt thức ăn, trong tháng nuôi đầu tiên, người nuôi nên cho ăn chia làm 4 - 5 cữ/ngày để giúp tôm dần làm quen với môi trường nuôi mới. Xem bảng tham khảo cách cho ăn trong tháng đầu nuôi cho 100.000 con tôm:

Từ tháng thứ 2 trở đi có thể cho tôm ăn 3 - 4 cữ/ngày, lượng thức ăn cho tôm hàng ngày có thể dựa vào tổng trọng lượng đàn tôm bằng cách chài, đánh giá trọng lượng trung bình của một con tôm, ước lượng tỷ lệ sống và tính được trọng lượng bình quân của đàn tôm hiện có. Chú ý, không nên cho tôm ăn vào ban đêm nếu như hệ thống quạt nước, sục khí không đáp ứng đủ nhu cầu ôxy cho tôm.

Một số tình huống cần giám sát chặt chẽ để cho tôm ăn đúng nhu cầu:

Trong nuôi TTCT, việc kiểm tra sàn ăn để điều chỉnh lượng thức ăn cũng có nhiều khác biệt nhiều so tôm sú. Nhiều trường hợp, khi cho ăn người nuôi tôm phải duy trì ít nhất 1 dàn quạt hoặc duy trì 50% công suất quạt nên việc đánh giá nhu cầu ăn qua sàng là thiếu chính xác.

Ngoài việc kiểm tra lượng thức ăn tôm qua sàng ăn (khoảng 2 giờ sau khi bỏ sàn ăn), người nuôi cần quan sát đường ruột tôm TTCT để xác định lượng thức ăn cho tôm có đủ hay không để tăng hay giảm lượng thức ăn cho lần kế tiếp. Trong điều kiện bình thường, tôm ăn thức ăn công nghiệp thì đường ruột có màu nâu đen, nhưng khi thiếu thức ăn tôm sẽ ăn mùn bã hữu cơ, phân của chính nó nên đường ruột có màu đen.

Ks Nguyễn Quang Trí 
Theo: thuysanvietnam.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: thức ăn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 406

Máy chủ tìm kiếm : 27

Khách viếng thăm : 379


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1066808

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71294123