15:22 EDT Chủ nhật, 26/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Rệp dính gây hại cây có múi

Thứ năm - 23/04/2015 21:12
Cùng với việc mở rộng diện tích trồng cây có múi và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngày càng nhiều, rệp dính Unaspis citri (Comstock) ngày càng gây hại nhiều hơn ở ĐBSCL.
Rệp dính trên cây dừa.

Rệp dính trên cây dừa.

Trên cây có múi, rệp dính thường xuất hiện và tấn công trên thân chính và các nhánh cây. Mật số rệp dính cao và xảy ra trong thời gian dài làm vỏ thân cây bị khô nứt, vết nứt mở đường cho các dịch hại khác xâm nhập và gây hại cây. Sự tấn công của rệp dính làm giảm khả năng sinh trưởng, phát triển của cây. Trường hợp rệp gây hại nặng trên các nhánh nhỏ hoặc cây còn nhỏ có thể làm nhánh hoặc cả cây bị chết.
Rệp dính cũng tấn công và gây hại trên lá và trái khi mật số cao làm giảm năng suất và chất lượng trái. Phân của chúng thải ra chứa nhiều dưỡng chất, nhất là đường, tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển trên thân, lá. Rệp dính còn truyền bệnh virus trên cây cam quýt.
Ông Lê Văn Đậu, tổ hợp tác trồng cây ăn trái Đoàn Kết, xã Ba Trinh, huyện Kế Sách (Sóc Trăng) cho biết, rệp dính thường gây hại nặng ở những vườn trồng quá dày, kém thông thoáng, ít chăm sóc. Ngoài ra còn gây hại trên một số loại cây trồng khác như dừa, mít, ổi, chuối... Ở mật số cao, rệp dính khiến cây sinh trưởng kém, giảm năng suất và chất lượng của trái.
Để phòng trừ hiệu quả rệp dính nhà vườn cần trồng ở mật độ hợp lý, thường xuyên cắt tỉa để vườn thông thoáng. Trong quá trình chăm sóc cây trồng, rệp dính có thể theo dụng cụ làm vườn, bám vào quần áo rồi lây lan từ vườn này sang vườn khác; do đó cần vệ sinh dụng cụ làm vườn, giặt kỹ quần áo sau khi chăm sóc ở vườn bị nhiễm rệp dính trước khi vào chăm sóc vườn chưa nhiễm.
Khi có từ 5% trở lên số cây trong vườn bị nhiễm, có thể sử dụng dầu khoáng hoặc Clothianidin, Permethrin... để trừ.
Trước khi phun thuốc bảo vệ thực vật nên phun nước rửa chén nhằm phá vỡ lớp sáp của rệp dính để thuốc đạt hiệu quả cao hơn. Khi phun cần phun kỹ vào các bộ phận của cây, đặc biệt là thân và cành cây. Trường hợp mật số rệp dính cao, chúng xếp thành nhiều lớp chồng lên nhau nên cần phun vài lần cho đến khi tất cả các lớp rệp dính bong ra khỏi cây.
Cần lưu ý trừ rệp dính cả trên cây trồng chính và các cây ký chủ phụ để hiệu quả phòng trừ cao, hạn chế sự lây lan và tái phát trở lại.
Theo: nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 254

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 252


Hôm nayHôm nay : 44297

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1466824

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61788781