22:10 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Rơm tiêu thụ nhanh hơn lúa, nông dân kiếm tiền triệu

Thứ hai - 10/08/2015 20:30
Trước đây, rơm thường là thứ bỏ đi được nông dân đốt đồng sau mỗi vụ thu hoạch gây ô nhiễm môi trường. Thế nhưng, bây giờ nhu cầu tiêu thụ rơm khá lớn nên nông dân tận dụng bán kiếm tiền triệu và có khi còn tiêu thụ nhanh hơn cả lúa.

Những ngày này, cánh đồng lúa các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Long An… đang vào vụ thu hoạch rộ. Khi những chiếc máy gặt đập liên hợp (GĐLH) vừa thu hoạch xong thì có ngay chiếc máy cuộn rơm đến “vét” hết rơm trên đồng rồi cuộn thành từng bó đem đi tiêu thụ.

Ông Nguyễn Văn Mới, nông dân trồng lúa tại xã Vĩnh Xuân (Trà Ôn, Vĩnh Long) cho biết: “Nhu cầu tiêu thụ rơm lớn nên có bao nhiêu được thương lái thu mua hết chỉ trừ những ngày mưa dầm rơm ướt máy cuộn không được. Ở vùng này nông dân thường bán với giá 70 đến 80 ngàn đồng/công (1 công 1.000 m2) kiếm được chút ít tiền thay gì đốt bỏ như trước đây”.

Rơm tiêu thụ nhanh hơn lúa, nông dân kiếm tiền triệu - 1

Chiếc máy cày gắn thêm thiết bị để cuộn rơm thành bó ngay tại ruộng

Theo ông Mới, rơm bây giờ không chỉ có làm nấm rơm như trước mà được tận dụng làm rất nhiều thứ từ chăn nuôi đến ủ gốc cây, lót trái cây… nên giá cao và nhiều lúc bán chạy hơn cả lúa.

Rơm tiêu thụ nhanh hơn lúa, nông dân kiếm tiền triệu - 2

Rơm được cuộn thành từng bó chất đống trên bờ

Việc thu hoạch rơm cuộn thành từng bó được nông dân áp dụng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long khoảng vài năm nay. Ông Nguyễn Công Lý, chủ 4 chiếc máy GĐLH cho biết: “Chiếc máy cuộn rơm được cải tiến từ chiếc máy cày và gắn thêm thiết bị ở phía sau để cuộn rơm lại thành từng bó. Nhờ sáng chế này mà rơm được thu gom gọn nhẹ rồi kết lại thành bó rất chặt nên dễ di chuyển”.

Theo ông Lý, máy GĐLH khi thu hoạch lúa phun rơm theo hàng nên chiếc máy cuộn rơm chỉ việc chạy theo hàng để cuộn lại rất tiện lợi và nhanh chóng.

Rơm tiêu thụ nhanh hơn lúa, nông dân kiếm tiền triệu - 3

Thương lái và nông dân kiếm được tiền kha khá nhờ rơm

Thương lái thu mua rơm cũng kiếm được tiền triệu từ những thứ tưởng chừng như bỏ đi.

Bà Lưu Thị Đậm, thương lái thu mua rơm đến từ tỉnh Bến Tre cho biết: “Mấy năm nay, phong trào chăn nuôi bò ở tỉnh Bến Tre phát triển rất mạnh nhưng diện tích lúa lại giảm nên nhu cầu rơm khá lớn. Vì vậy, tôi dùng ghe đi khắp các tỉnh trong khu vực để mua rơm về chợ rơm ở gần cống đập Ba Lai cung ứng cho bà con. Hiện tại giá rơm bán cho chủ vựa khoảng 25.000 đồng/bó (12 kg) và đến người chăn nuôi khoảng 30.000 đồng/bó. Ngoài ra, nhiều người mua rơm để lót dưa hấu khi vận chuyển xa, trồng nấm, ủ gốc cây, hoa màu nên nhu cầu khá lớn”.

Rơm tiêu thụ nhanh hơn lúa, nông dân kiếm tiền triệu - 4

Rơm được cuộn thành từng bó rất dễ vận chuyển

Tại chợ rơm tự phát gần cống đập Ba Lai (ấp 4, xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) có hơn chục ghe đang cập bến để giao rơm cho các chủ vựa rồi từ đó được đem đến các hộ dân chăn nuôi bò trên địa bàn.

Ông Lê Văn Thắng, (ngụ xã Bảo Thạnh, Ba Tri, Bến Tre) chuyên thu mua rơm đem về đây tiêu thụ cho biết: “Từ khi nhu cầu rơm tăng cao nên gia đình tôi mấy anh em đều sắm ghe để đi thu mua rơm đem về đây bán. Hiện tại gia đình đang mua rơm từ tỉnh Long An đem về tới chợ này mỗi chuyến mất gần nửa tháng chở được khoảng 800 bó rơm. Bình quân mỗi bó rơm lời được 5.000 đồng nên trừ chi phí mỗi chuyến kiếm cũng được vài triệu đồng”.

Rơm tiêu thụ nhanh hơn lúa, nông dân kiếm tiền triệu - 5

Chợ rơm tự phát gần cống đập Ba Lai

Theo một số thương lái thu mua rơm, hiện người dân có nhu cầu sử dụng rơm khá lớn nên việc mua bán rơm rất thuận tiện. Do được cuộn gọn gàng, thương lái có thể sử dụng ghe hoặc xe tải để vận chuyển đến các địa điểm tiêu thụ. Thông thường, thương lái sử dụng xe tải để chở lên các tỉnh miền Đông bán rơm để ủ gốc cây, trồng màu hay lót nông sản để tránh bị hư hỏng khi vận chuyển đi tiêu thụ còn đến vùng Bến Tre, Trà Vinh để cho trâu bò, ăn…

Rơm tiêu thụ nhanh hơn lúa, nông dân kiếm tiền triệu - 6

Rơm về đến điểm tập kết được xe công nông đem đến hộ dân tiêu thụ

Rơm được cuộn thành từng bó, vận chuyển dễ dàng nên rất thuận tiện cho người chăn nuôi bò. Ông Nguyễn Văn Xuyên, ngụ xã Tân Mỹ (Ba Tri, Bến Tre) cho biết: “Từ khi cống đập Ba Lai hoàn thành thì toàn bộ vùng này được ngọt hóa nên người ta chuyển dần sang trồng cây ăn trái, chăn nuôi bò thay cho lúa, mía. Vì vậy, nguồn rơm ở địa phương gần như không còn nên người dân phải đi mua rơm. Thông thường, nhà nào cũng trồng cỏ để cắt cho bò ăn nhưng cũng phải mua rơm trữ để bò ăn kèm hay những lúc không có thời gian đi cắt cỏ nên rất tiện lợi”.

Rơm tiêu thụ nhanh hơn lúa, nông dân kiếm tiền triệu - 7

Người chăn nuôi cũng tiện lợi khi mua rơm cuộn thành từng bó

Nhờ nhu cầu tiêu thụ lớn nên nông dân và thương lái kiếm được tiền triệu sau mỗi mùa vụ thu hoạch. Những cánh đồng vì vậy mà bớt bị ô nhiễm do khói đốt đồng.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 174


Hôm nayHôm nay : 43147

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1255148

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72937857