02:06 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sẽ siết kiểm tra đầu ra sản phẩm nông nghiệp

Thứ ba - 10/02/2015 19:20
Trao đổi với NTNN, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám cho biết, hiện ngành nông nghiệp đang ráo riết triển khai ngay từ đầu năm 2 nhiệm vụ quan trọng của ngành là kiểm soát tốt dịch bệnh và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP).

Bộ NNPTNT đã chọn năm 2015 là năm trọng tâm về ATVSTP, vậy đến nay ngành đã có kế hoạch cụ thể như thế nào cho công tác này, thưa Thứ trưởng?

- Phải nói là hiện nay vấn đề ATVSTP đã và đang trở thành mối quan tâm lớn của toàn xã hội, không chỉ với sản phẩm nông sản xuất khẩu mà còn cả với tiêu dùng trong nước. Trong đó, trách nhiệm lớn thuộc về Bộ NNPTNT trong việc kiểm soát vật tư đầu vào, quy trình sản xuất, bảo quản, tiêu thụ. Do đó, năm nay Bộ NNPTNT đã chính thức phát động năm ATVSTP.

Bộ NNPTNT sẽ phối hợp với TP.Hà Nội và TP.HCM làm điểm về kiểm soát 2 chuỗi cung ứng rau và thịt.   Trong ảnh: Người dân mua thịt tại chợ Thành Công (Hà Nội). Ảnh: Đ.D
Nếu như những năm trước, ngành chủ yếu tập trung vào kiểm soát chất lượng vật tư đầu vào như giống, thức ăn, kháng sinh dùng trong chăn nuôi, thuốc BVTV trong trồng trọt… thì năm nay kế hoạch của ngành vẫn là kiểm soát chất lượng vật tư đầu vào, nhưng chuyển hướng sang trọng tâm là sản phẩm đầu ra, tức là toàn bộ sản phẩm thành phẩm của nông nghiệp. Theo đó, ngành chú trọng kiểm tra chủ yếu ở lò giết mổ, chợ, siêu thị, truy xuất ngược trở lại xem những nông sản đó được sản xuất tại cơ sở nào, khâu nào tồn dư hóa chất, kháng sinh, thuốc BVTV để có giải pháp kiểm soát vật tư đầu vào hiệu quả hơn.

Để giải quyết được vấn đề này, Bộ đã có kế hoạch cụ thể gì, đặc biệt là cơ chế, nguồn lực?

-Trước hết Bộ NNPTNT sẽ xây dựng và triển khai kế hoạch hành động của năm ATVSTP trên toàn quốc. Đặc biệt, Bộ sẽ phối hợp với TP.Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh để làm điểm về kiểm soát 2 chuỗi cung ứng rau và thịt, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán. Công tác làm điểm sẽ được triển khai hết sức chặt chẽ, giúp người dân ở 2 thành phố này yên tâm hơn đối với các sản phẩm nông sản trọng dịp tết, sau đó chúng tôi sẽ nhân rộng ra các tỉnh, thành khác.

Nhiều ý kiến cho rằng, sở dĩ các vụ vi phạm về ATVSTP vẫn liên tục xảy ra là do chưa có chế tài xử phạt đủ mạnh. Quan điểm của Thứ trưởng?

- Hiện nay, các chế tài xử lý về vi phạm trong lĩnh vực ATVSTP đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, ví dụ như nghị định xử lý vi phạm hành chính về ATVSTP theo Luật ATTP; Luật Quản lý chất lượng và các luật liên quan khác... Tuy nhiên, việc phát hiện và xử lý nghiêm thì hiện nay đang vướng ở khâu thực thi.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm ATVSTP trong năm 2015, Bộ có kiến nghị, đề xuất gì với các đơn vị khác?

Quan điểm
Thứ trưởng Vũ Văn Tám
 Công tác đảm bảo ATVSTP trong năm 2015 cần tập trung vào các khâu giám sát, lấy mẫu rau, quả, thực phẩm… Nếu phát hiện sai phạm thì truy xuất nguồn gốc để xử lý nghiêm”.
- Ngành NNPTNT đã xác định đây là trách nhiệm chính của mình, nhưng để phát hiện, ngăn chặn và giảm thiểu tình hình mất ATVSTP hiện nay thì không chỉ có ngành nông nghiệp làm được mà cần sự vào cuộc của các bộ, ngành liên quan, đặc biệt là địa phương. Chúng tôi sẽ có tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo các địa phương để cùng Bộ NNPTNT phối hợp thực hiện.

Ngoài vấn đề ATVSTP, việc kiểm soát dịch bệnh của ngành nông nghiệp cũng rất quan trọng, vậy năm 2015 Bộ sẽ làm gì để thực hiện tốt nhiệm vụ này?

- Đúng là việc chủ động giám sát dịch bệnh để phòng từ xa đối với các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, thủy sản, dịch bệnh lây từ động vật sang người là vấn đề hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, công tác này còn gắn liền với mục tiêu giảm thiệt hại nhằm hỗ trợ nông dân sản xuất được mùa, được giá, hỗ trợ cho thị trường…

Nhưng bất cập hiện nay là năng lực của bộ máy chuyên ngành phòng chống dịch bệnh chưa đáp ứng được yêu cầu; việc trang bị kỹ thuật cho người chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản còn hạn chế. Ngoài ra, hiện chúng ta cũng chưa sản xuất được đủ vaccine cho phòng trị bệnh nên thời gian tới, Bộ sẽ củng cố lại hệ thống thú y chuyên ngành; đào tạo tập huấn, cấp sổ tay hướng dẫn về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho bà con để phát triển sản xuất an toàn, hiệu quả.

Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 417

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 414


Hôm nayHôm nay : 30315

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1421337

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74468308