11:39 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sử dụng rong biển để tiêu diệt kiến ​​xâm lấn hung hãn

Thứ tư - 31/05/2017 03:27
Các nhà khoa học đến từ trường Đại học California, Riverside vừa phát triển một loại bẫy bằng tảo biển, rẻ tiền, có khả năng phân huỷ sinh học, có thể giúp các chủ nhà và nông dân kiểm soát quần thể những con kiến ​​Argentine xâm lấn.
Bẫy bằng gel hydro được phát triển tại trường đại học California, Riverside có thể giúp các chủ nhà và nông dân kiểm soát kiến ​.Argentine

Bẫy bằng gel hydro được phát triển tại trường đại học California, Riverside có thể giúp các chủ nhà và nông dân kiểm soát kiến ​.Argentine

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra loại bẫy "hydrogel", trông giống như những viên thuốc gel dạng lỏng nhưng có sự đồng nhất giống như thạch, làm giảm lượng kiến từ ​​40 đến 68 phần trăm sau bốn tuần. Sau khi dùng lần thứ hai, giữa tuần thứ tư và tuần thứ năm, mức độ giảm được duy trì ở mức từ 61 đến 79 phần trăm cho đến khi kết thúc thí nghiệm sau tám tuần.

Dong-Hwan Choe, phó giáo sư về côn trùng học tại trường đại học California, Riverside cho biết: "Giảm 70% thực sự là một thành công, đặc biệt khi chúng tôi không phun thuốc diệt côn trùng, mà thay vào đó sử dụng một phương pháp tốt hơn cho môi trường. "Với mức giảm 70%, chủ nhà thực sự không nhìn thấy bất kỳ con kiến ​​nào".

Ngoài các ứng dụng cho chủ nhà trong môi trường đô thị, hydrogel này còn có các ứng dụng trong nông nghiệp, cho cả vườn cam quýt lẫn vườn nho.

Chẳng hạn như loài rầy chổng cánh đã tàn phá cây có múi ở Châu Á, Nam Mỹ, Florida và hiện đang đe doạ ngành cây có múi ở California. Để chống lại loài rầy này ở California, Hoddle điều phối việc thả các con ong có nguồn gốc ở Pakistan và là một kẻ thù tự nhiên của loài rầy này. Bất ngờ là, Hoddle phát hiện thấy kiến ​​Argentine đang giết các con ong này.

Mùa hè này, nhóm sẽ hợp tác nghiên cứu về các cây có múi ở miền Nam California. Nhóm nghiên cứu muốn đo lường hiệu quả của hydrogel trong việc kiểm soát quần thể kiến ​​Argentine. Nếu bẫy hydrogel có thể kiểm soát kiến, thì các con ong có thể làm công việc bảo vệ cây có múi trước rầy chổng cánh.

Kiến Argentina là một loài xâm lấn với sự phân bố trên toàn thế giới. Một phương pháp thông thường để quản lý  kiến ​​Argentine là phun thuốc diệt côn trùng. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là thuốc có thể gây hại cho các sinh vật lợi ích không phải là mục tiêu. Việc lạm dụng thuốc xịt côn trùng cũng có thể gây ô nhiễm môi trường.

Do những nhược điểm này, nghiên cứu đã tập trung vào các bẫy lỏng sử dụng kết hợp nước đường (để thu hút kiến) và một lượng nhỏ độc tố để tiêu diệt kiến. Vấn đề với bẫy lỏng là chúng cần phải được để ở các trạm bẫy, và tốn kém để duy trì.

Hydrogel không cần phải có các trạm bẫy. Hydrogel được sử dụng trên mặt đất, nơi kiến đi kiếm thức ăn. Khi một con kiến ​​tìm thấy hydrogel, nó sẽ uống từ bề mặt của gel, sau đó quay trở lại tổ và chia sẻ chất lỏng độc hại này cho những con kiến ​​khác cùng tổ. Kiến cũng tạo ra một con đường đến hydrogel để bạn chúng đi đến," Tay cho biết. Hydrogel được thiết kế để hoạt động chậm, vì vậy phải mất vài ngày thì kiến mới ​​chết. Đến lúc đó, thì đã có hàng chục ngàn con đã ăn phải chiếc bẫy này. 

Hydrogel do nhóm tạo ra khả năng thấm hút cao - chất liệu được sử dụng tương tự như chất liệu sử dụng trong tã. Chúng giữ nước để luôn hấp dẫn kiến ​​trong một khoảng thời gian dài.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng nước đường có chứa 0.0001 phần trăm thuốc diệt côn trùng thiamethoxam trong hydrogel. "Đây là lượng ít hơn 100 lần so với lượng được sử dụng trong một bẫy gel tiêu chuẩn và có độ cô đặc ít hơn 1.000 lần so với thuốc xịt côn trùng có chứa thiamethoxam", Tay cho biết.

Nghiên cứu trong tương lai sẽ giải quyết khả năng sử dụng hydrogel đối với các loại côn trùng gây hại khác cũng như tốc độ phân hủy sinh học của hydrogel.

Nguồn: http://iasvn.org

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 354

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 349


Hôm nayHôm nay : 40999

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 853372

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64839316