18:20 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tăng thu nhập từ vụ kiệu Tết

Thứ sáu - 30/11/2012 04:39
Kiệu là loại cây trồng ngắn ngày, dễ trồng, ít phải đầu tư, nhanh cho thu hoạch và đem lại giá trị kinh tế khá cao. Mỗi ha nếu thâm canh tốt có thể cho 35 - 40 tấn củ.

Đặc biệt nhu cầu kiệu trên thị trường vào dịp Tết cao nên đây thường là dịp nông dân thâm canh để tăng thu nhập.

Chọn loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất phù sa ven sông, tơi xốp giàu mùn, dễ thoát nước, độ pH từ 6 - 6,5 để trồng kiệu. Đất trồng phải được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, bón đủ lượng phân lót và vôi bột (nếu đất chua) rồi lên luống rộng 0,8 - 1m, cao 25 - 30cm, rãnh rộng 30cm.

Bón lót 25 – 27 tấn phân chuồng hoai mục + 300kg super lân + 150kg kali clorua và 100kg tro bếp cho 1ha trồng kiệu. Toàn bộ lượng phân dùng để bón lót nói trên được trải đều trước khi lên luống để trồng.

Chọn các giống củ to, đều, không có sâu bệnh ở vụ trước (đã được đem phơi khô cho lá héo, bó lại thành từng bó treo trên giàn) để trồng. Trước khi trồng tách các tép ra, mỗi hốc chỉ cho một tép.

Dùng ngón tay trỏ hoặc một đoạn thân gỗ, tre có đường kính 2 – 3cm chọc lỗ rồi đặt củ kiệu giống xuống sâu 5 – 6cm. Có thể trồng thành các hàng dọc hoặc hàng ngang trên mặt luống với khoảng cách hàng cách hàng 20 – 25cm, cây cách cây 10 – 12cm. Chú ý không lấp đất vào lỗ mà chỉ rải một lớp đất mỏng trên mặt luống rồi dùng rơm rạ phủ kín và tưới nước đủ ấm.

Thường xuyên làm sạch cỏ trên mặt luống, tưới đủ ẩm cho kiệu mọc nhanh và khỏe, củ to. Sau trồng một tháng thì dỡ rơm rạ ra xới xáo, vun gốc kết hợp với bón phân thúc cho kiệu rồi lại phủ rạ trở lại như cũ nhằm hạn chế cỏ dại mọc, vừa giữ cho đất tơi xốp giúp cho kiệu đẻ nhánh và hình thành củ dễ dàng.

Ngoài lượng phân bón lót cần phải bón thúc cho kiệu 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 12 – 15 ngày, với lượng phân từ 35 – 40kg urê + 8 –10kg kali bằng cách hoà nước tưới vào gốc hoặc kết hợp làm cỏ, rắc phân giữa các hàng rồi vun gốc.

Chú ý phòng trừ các loại sâu bệnh thường gặp trên kiệu như sâu ăn lá, bệnh sương mai bệnh thối củ,… Khi cây kiệu trồng được 3 – 5 tháng (tùy theo mùa vụ và yêu cầu sản phẩm ăn tươi hay lấy củ già) là có thể thu hoạch được. Trước khi thu hoạch nên tháo nước vào các rãnh cho thấm hết mặt luống làm đất mềm dễ nhổ. Nhổ đến đâu ta rửa sạch đất tới đó rồi bó lại từng bó đem đi tiêu thụ.

Theo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 130

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 129


Hôm nayHôm nay : 53681

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 626266

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70853581