19:45 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thâm canh cây vụ đông sớm

Thứ sáu - 26/09/2014 04:28
Theo dự báo, các tháng cuối năm do ảnh hưởng của El Nino nên nền nhiệt độ sẽ cao hơn bình thường. Vì vậy, việc phát triển các cây trồng ưa ấm vụ đông sớm là biện pháp thích hợp.
Trồng su hào sớm ở Hải Dương

Trồng su hào sớm ở Hải Dương

Song, thời tiết vụ đông sớm luôn diễn biến phức tạp, gây bất lợi cho cây trồng. Khi thâm canh các cây rau màu ở trà này nông dân cần chú ý chọn giống và tác động một số biện pháp kỹ thuật tích cực mới đạt được hiệu quả như mong muốn.

+ Chọn giống: Ngoài các nhóm cây trồng ưa ấm thông dụng như ngô, khoai lang, đậu tương, các cây họ dưa bầu bí, có thể sử dụng một số cây trồng chịu nhiệt như cà chua, su hào ngắn ngày, cải bắp...

+ Làm khung ni lông trắng che chắn: Thời tiết đầu vụ luôn có nhiều trận mưa to kéo dài, có năm còn có bão hoặc áp thấp nhiệt đới nên tốt nhất cần làm khung ni lông che rau. Khung ni lông trắng cao khoảng 0,8 - 1 m, 2 mép ni lông cách mép luống từ 25 - 30 cm. Khung được làm bằng các thanh tre hoặc nứa bánh tẻ uốn cong hình mui thuyền cắm vào 2 mép luống.

Mỗi thanh tre cách nhau từ 1,2 - 1,5 m (áp dụng đối với các cây rau như su hào, cải bắp hoặc các loại rau ăn lá). Đối với  ớt, cà chua, dưa, bầu bí thì nên áp dụng khung che thời kỳ cây còn non sau trồng, đường kính bằng 1/4 - 1/3 luống rau.

Việc làm khung ni lông trắng che rau không những giảm được tác hại của mưa hoặc sương muối kéo dài mà còn hạn chế được 45 - 50% tỷ lệ sâu bệnh hại. Mặt khác, còn làm hạn chế được hiện tượng xói mòn đất, rửa trôi phân bón trên mỗi luống rau.

+ Bón phân và chăm sóc: Các cây rau màu có TGST ngắn như rau ăn lá hoặc su hào nên bón lót phân là chính (100% phân chuồng và lân + 70 - 80% đạm và kali). Lượng phân lót có sẵn trong đất lại được khung che, giữ sẽ giúp rau phát triển được thuận lợi ngay từ khi gieo trồng. Đến khi thu hoạch các loại rau này cũng sẽ đảm bảo được độ an toàn về hàm lượng nitơrat (NO3) trong rau.

* Chú ý:

- Lượng phân lót cần được đảo đều vào đất luống rau. Nên chọn phân tổng hợp NPK để lót sẽ an toàn cho rễ rau non, nhất là các loại rau ăn lá. Phân chuồng bón lót cho rau cần được ủ hoai mục. Ngoài ra, cần bổ sung một lượng phân bón trung vi lượng và chế phẩm nấm đối kháng Trichodecma để lót cho rau nhằm tăng sức đề kháng, giảm bệnh hại rễ và tăng chất lượng rau sau này.

- Việc bón thúc phân cho rau màu vụ đông sớm cần căn cứ vào diến biến thời tiết mà cân đối phân bón, nhất là tỷ lệ N và K sao cho rau sinh trưởng và phát triển được thuận lợi.

Nếu phát hiện trên ruộng có một số cây rau màu bị bệnh virus (khảm lá) hoặc vi khuẩn héo xanh gây hại cần khẩn trương nhổ bỏ và tiêu hủy các cây bị bệnh, phun thuốc diệt côn trùng chích hút (đối với bệnh virus) hoặc tưới nấm đối kháng vào vùng rễ cây còn khỏe (đối với bệnh héo rũ vi khuẩn) để tránh lây lan ra cả ruộng.

- Nếu sử dụng phân tổng hợp để bón cho rau thì không nên nóng vội thấy cây lâu lên mà thúc tiếp đợt khác sẽ làm cây thời kỳ giữa và cuối vụ rơi vào tình trạng tốt dây, cây nhưng xấu củ, quả, bắp (vì phân tổng hợp luôn phân giải chậm nên cây tốt về sau).

- Cách bón phân tốt nhất cho rau màu là áp dụng biện pháp bón vùi vào đất luống: Lượng phân bón được rải đều và vùi vào phần đất giữa 2 hàng cây hoặc cách gốc 10 - 20 cm. Không hòa tan phân bón thành dung dịch rồi tưới trực tiếp vào gốc cây. Làm vậy, rễ cây sẽ bị ngộ độc và vi sinh vật sẽ phát sinh phát triển và gây hại mạnh rễ. Riêng các loại rau ăn lá có TGST ngắn nên bón lót 100% lượng phân bón gốc.

- Việc xới xáo hoặc vặt lá gốc cho cây cần được tiến hành vào thời điểm khô ráo để giảm thiểu lượng cây bị bệnh do xây xát.

- Dùng khung ni lông che chắn cho rau sẽ làm cho độ ẩm trong luống rau luôn cao hơn thông thường không che chắn nên cần tưới nước sao cho đủ ẩm. Không nên làm luống rau thừa nước sẽ không tốt cho cây (rau màu dễ bị bệnh).

+ Bảo vệ thực vật: Rau vụ đông sớm sẽ bị sâu bệnh hại nhiều hơn rau đông chính vụ vì thời tiết ưu tiên cho dịch bệnh phát sinh phát triển. Do vậy, ngoài các biện pháp chăm bón cho rau màu, cần chú ý áp dụng tổng hợp các biện pháp BVTV.

Việc dùng khung ni lông che chắn cho rau phải đảm bảo được 2 điều kiện: Che được mưa, nắng nhưng phải thông thoáng. Nếu thời tiết có mưa lớn hoặc sương mù kéo dài cần phải phun thuốc phòng bệnh cho cây (phun cả thân lá và dưới gốc) để hạn chế các cây bị bệnh và đảm bảo thời gian cách ly của thuốc. Mặt khác, cần bổ sung cho rau các chất khoáng, vi lượng để cây khỏe mạnh, nâng cao chất lượng và kháng được sâu bệnh tốt hơn.

Các cây trồng có thân lá xum xuê, rậm rạp cần tiến hành cắt tỉa, vặt lá gốc, lá già, lá bị sâu bệnh để giảm thiểu bệnh hại và hạn chế được rệp muội.

Các cây màu có TGST dài như ớt, cà chua, cải bắp, dưa các loại cần bổ sung định kỳ (15 - 20 ngày/lần) chế phẩm nấm đối kháng vào vùng rễ cây trồng nhằm giảm thiểu lượng cây bị chết rũ do nấm và vi khuẩn gây hại.

Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 290

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 289


Hôm nayHôm nay : 68593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1345369

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74392340