10:00 EST Thứ bảy, 21/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thông tin sản xuất tiêu thụ gạo một số nước tuần thứ 1 của tháng 3/2015

Thứ hai - 09/03/2015 03:35
Giá gạo xuất khẩu trên thế giới trong tuần qua vẫn ổn định, ngoại trên gạo Việt Nam tăng 5 USD/tấn so với tuần trước. Giá gạo vào ngày 28/02/2015 của 5 nước xuất khẩu gạo chính so với tuần trước như sau:
Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Bảng 1: Giá gạo xuất khẩu của 4 nước vào ngày 7/3/2015 so với ngày 28/2/2015 (đơn vị: USD/tấn)

Loại gạo

Thái Lan

Việt Nam

Ấn Độ

Pakistan

Campuchia

28/2/2015

7/3/2015

28/2/2015

7/3/2015

28/2/2015

7/3/2015

28/2/2015

7/3/2015

7/3/2015

Gạo 5%

415-425

415-425

365-375

370-380

390-400

390-400

335-345

345-355

425-435

Gạo 25%

365-375

365-375

340-350

345-355

355-365

355-365

305-315

305-315

410-420

Gạo đồ

405-415

400-410

 

 

385-395

385-395

385-395

390-400

 

Tấm

320-330

320-330

310-320

315-325

280-290

280-290

275-285

290-300

345-355

Gạo thơm

920-930

920-930

460-470

455-465

 

 

 

 

785-795

1.Thái Lan

Chính phủ Thái Lan có thể bán gạo kém chất lượng vào sau tháng 8/2015. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang quan tâm đến loại gạo chất lượng xấu, mà rõ ràng là không cho con người, để sử dụng trong lĩnh vực chăn nuôi. Bộ Ngoại thương đã đề nghị chính phủ sớm qui trách nhiệm việc bảo dưỡng kém gạo dự  trữ. Trong 17,8 triệu tấn gạo dự trữ, có 2,35 triệu tấn chất lượng còn tốt, 14,4 triệu tấn là không đạt tiêu chuẩn, và khoảng 694.000 tấn bị hư mốc và 390.000 tấn bị hao hụt.

Thái Lan đã nhận được 45 hồ sơ dự thầu cho 1 triệu tấn gạo chuẩn bị lên sàn đấu giá vào ngày 06/3/2015. Chính phủ đã bán đấu giá được 500.000 tấn gạo trong số 1 triệu tấn vào ngày 29/1/2015. Trong đó có 350.039 tấn gạo 5% tấm bán giá 235- 375 USD/tấn (5.018-8008 đồng/kg), 146.205 tấn gạo Hommali với 707- 952 USD/tấn (15.097-20.330 đồng/kg). So với giá thị trường gạo trắng 246- 307 USD/tấn (5.253-6.556 đồng/kg) và gạo Hommali 767 USD/tấn (16.380 đồng/kg)

2. Việt Nam

Theo Bộ Nông Nghiệp Mỹ, Việt Nam đã xuất khẩu 320.750 tấn gạo tháng 1/2015, giảm 12% so với 366.130 tấn xuất tháng 12/2014, và giảm 3% so với 331.480 tấn xuất khẩu trong tháng 1/2014. Trong khi thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Á và Úc giảm trong khi đến châu Phi, châu Âu và châu Mỹ tăng.

Các doanh nghiệp đã bắt đầu thu mua và dự trữ 1 triệu tấn của vụ Đông xuân 2014-15 ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long vào ngày 01/3/2015 đến 15/4/2015, nhằm giữ giá lúa trong mùa thu hoạch. Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn một nửa tổng sản lượng gạo Việt Nam. Chính phủ sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp nguồn vốn vay ưu đãi 100% trong 4 tháng để mua gạo. Đây là năm thứ 6 liên tiếp mà chính phủ Việt Nam đã phê duyệt chương trình dự trữ gạo trong thời gian thu hoạch lúa đông xuân. Tuy nhiên, chương trình đã không không được nhiều doanh nghiệp ủng hộ do bị buộc phải mua gạo mà phần lớn không có đủ phương tiện tồn trữ. Nhờ chủ trương này, giá lúa đã tăng 400-500 đồng/kg (18- 23 USD/tấn), đạt 4,200-4,300 đồng (197- 201 USD/tấn), giá gạo đã tăng khoảng 200-300 đồng/kg (9-14 USD/tấn) đạt 6.300-6.400 đồng/kg (295- 300 USD/tấn).

Các doanh nghiệp gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), phản đối việc phân bổ chỉ tiêu không đồng đều giữa các tỉnh trong khu vực. Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) phân bổ hạn ngạch thu mua cho các tỉnh dựa trên khả năng dự  trữ của các doanh nghiệp trong từng tỉnh cụ thể, khả năng xuất khẩu cũng như diện tích vùng nguyên liệu xuất khẩu.

VFA phân bổ 251.433 tấn cho tỉnh An Giang, 175.696 tấn cho thành phố Cần Thơ, 155.474 tấn cho tỉnh Đồng Tháp, 118.757 tấn cho tỉnh Long An, hơn 83.000 tấn cho tỉnh Tiền Giang, 79.000 tấn cho tỉnh Kiên Giang, 2400 tấn cho tỉnh Cà Mau và 8.000 tấn cho tỉnh Bạc Liêu. Nhiều doanh nghiệp bày tỏ quan ngại giảm phân bổ cho các công ty địa phương ở nhiều tỉnh. Ví dụ, ở tỉnh An Giang, gạo dự  trữ phân bổ 251.433 tấn, doanh nghiệp trong tỉnh chỉ có 137.000 tấn, còn lại phân bổ cho các doanh nghiệp bên ngoài

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã giảm giá sàn (giá xuất khẩu tối thiểu) gạo 25% tấm còn 350 USD/tấn, giảm 3% so với 360 USD/tấn do tăng nguồn cung từ vụ thu hoạch và nhu cầu gạo Việt Nam giảm. Giá sàn mới đã có hiệu lực từ ngày 02/3/2015. Giá sàn gạo 25% tấm đã từ 380 USD/tấn xuống 360 USD/tấn  vào tháng 1 năm 2015. Giá sàn xuất khẩu gạo chất lượng cao và trung bình như 5%, 10% và 15% tấm vẫn giữ mức lần lượt là 385 USD/tấn, 375 USD/tấn và 365 USD/tấn.

Dù đã có được hợp đồng 240.000 tấn gạo sang Malaysia và 300.000 tấn sang Philippines nhưng không đủ kiềm giá lúa giảm do sản lượng 5 triệu tấn thu hoạch đông xuân đang diễn ra.

Các doanh nghiệp đã chỉ trích  Hiệp hội Lương thực Việt Nam bỏ giá thầu thấp để cung cấp 300.000 tấn gạo cho Philippines giao cho đến 30/4/2015. Philippines mời thầu mua 250.000 tấn gạo 25% tấm và 250.000 tấn gạo 15% tấm giao một nửa đến ngày 31/3/2015 và nửa còn lại giao đến ngày 30/4/2015. Thái Lan trúng thầu 100.000 tấn gạo 15% tấm với giá 441 USD USD/tấn (9.418 đồng/kg) và 100.000 tấn 25% tấm với giá 421 USD/tấn (8.990 đồng/kg), Việt Nam lúc đầu đưa giá 442 USD/tấn (9.438 đồng/kg) cho loại gạo 15% tấm và 424,5 USD/tấn (9075 đồng/kg) cho loại gạo 25% tấm. Nhưng sau đó Việt Nam đã đồng ý cung cấp gạo theo giá của Thái Lan, nên giành hợp đồng số gạo còn lại 300.000 tấn gạo.

Hành động này tương tự như năm 2014, khi Philippines mời thầu cung cấp 500.000 tấn. Việt Nam cũng đã hạ giá thầu để phù hợp với giá của Thái Lan và giành được hợp đồng cung cấp 200.000 tấn gạo cho Philippines. Các doanh nghiệp quan ngại rằng những hành động như vậy của chính phủ sẽ ảnh hưởng đến giá xuất khẩu gạo của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Trong khi đó, Philippines đang có kế hoạch để lựa chọn nhà cung cấp và ký hợp đồng trước ngày 10/3/2015. Các chuyên gia lo ngại nhiều nhà xuất khẩu gạo Việt Nam có thể không tham gia hợp đồng Philippines do giá thấp. Giống như trường hợp năm 2014, nhiều nhà xuất khẩu đã từ chối cung cấp gạo để thực hiện hợp đồng cung cấp 800.000 tấn gạo cho Philippine.

Việt Nam dự kiến ​​sẽ xuất khẩu khoảng 900.000 tấn gạo trong quí 1/2015, giảm 25-40 % so với cùng kỳ năm 2014. Sự suy giảm này là do Trung Quốc và các nước châu Phi giảm nhập khẩu, cạnh tranh với gạo dự  trữ của Thái Lan

Hạn hán và dịch bệnh có khả năng làm giảm sản lượng lúa ở các tỉnh phía Bắc của Việt Nam, cũng như xâm nhập mặn làm ảnh hưởng đến sản xuất lúa vùng ven biển của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Cục trồng trọt cho biết vụ Đông xuân 2014-15, nhiệt độ trung bình cao hơn nhiệt độ bình quân nhiều năm 0,5-1,5 độ C tác động đến tăng trưởng và sản lượng cây lúa. Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia lưu ý rằng khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ có khả năng phải đối mặt với hạn hán và thiếu nước trong vài tháng tới.

3. Indonesia

Chính phủ Indonesia đang có kế hoạch thiết kế rải vụ thu hoạch trên toàn quốc nhằm duy trì cò lúa liên tục trong cả nước. Việc thu hoạch đồng loạt trên cả nước như trong thời gian qua sẽ dẫn đến tồn động quá nhiều lúa trong mùa thu hoạch làm giảm giá. Xây dựng kế hoạch rải vụ trồng lúa và thu hoạch sẽ giúp tăng thu nhập của nông dân, duy trì dự trữ liên tục trong suốt cả năm, làm ổn định giá gạo. Kế hoạch này sẽ giúp giảm nhập khẩu gạo. Chính phủ kêu gọi nông dân tăng năng suất lúa từ 5 tấn/ha lên 9-10 tấn/ha. Chính phủ sẽ hỗ trợ nông dân bằng cách xây dựng các cơ sở hạ tầng đầy đủ, bao gồm cả các hệ thống tưới tiêu, hạt giống cao sản và máy móc nông nghiệp cơ giơi hóa.

4. Bangladesh

Chính phủ Bangladesh đang có kế hoạch mua một 1 triệu tấn lúa vụ mùa nắng (tháng 1-5) và 100.000 tấn lúa vụ mùa mưa (tháng 5-8/2015). Giá thu mua được ấn định 283 USD/tấn lúa (6.046 đồng/kg) và 412 USD/tấn gạo (8.802 đồng/kg). Giá thành sản xuất lúa là 257 USD/tấn (5.490 đồng/kg) và và giá thành gạo là 347 USD/tấn (7.414 đồng/kg)

Bangladesh nhập khẩu 875.350 tấn gạo từ 01/7/2014 – 03/3/2015, gấp đôi so với 374.560 tấn gạo nhập khẩu cùng kỳ năm trước dù trúng mùa. Giá gạo chất lượng trung bình ở Ấn Độ 314- 323 USD/tấn (6.705-6.897 đồng/kg) so với giá gạo tại Bangladesh là 346 USD/tấn (7.389 đồng/kg). Do chênh lệch giá nên các doanh nghiệp nhập đổ xô nhập gạo từ Ấn Độ để kiếm lợi nhuận

5. Ấn Độ

Xuất khẩu gạo của Ấn Độ năm 2015 dự báo giảm 20% ​​xuống còn 8 triệu tấn (trong đó 5 triệu tấn gạo thường và 3 triệu tấn gạo thơm basmati) so với 10 triệu tấn vào năm 2014 do sự cạnh tranh với 10 triệu tấn gạo dự  trữ của Thái Lan bán rẻ hơn.

Ấn Độ tập trung vào mở rộng hạn mức tín dụng nông thôn, cập nhật thông tin thị trường nông nghiệp,  phát triển hệ thống thủy lợi nội đồng và các chương trình tạo nguồn nước tưới qua ngân sách tài khóa 2015-16. Kế hoạch của chính phủ nhằm tăng mục tiêu tín dụng nông nghiệp từ 8 tỷ USD lên 137 tỷ USD vào năm tài chính 2015-16 (tháng 4/2015-3/2016) nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của nông dân trồng lúa. Để hỗ trợ cho nông dân ít đất, nông dân vùng cao, chính phủ cũng đã phân bổ 4 tỷ USD cho  Quỹ Phát triển Hạ tầng Nông thôn thuộc Ngân hàng Quốc gia Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (NABARD), 2,40 tỷ USD cho quỹ tín dụng nông thôn dài hạn, 7,30 tỷ USD cho quỹ hợp tác xã tín dụng. Hiện nay nông dân có thể vay để canh tác nông nghiệp lên đến 6.735 USD (143.859.600 đồng) với lãi suất là 7%. Tuy nhiên, tỷ lệ lãi nông dân trả nợ đúng kỳ hạn chỉ có 4%.

Diện tích lúa Đông xuân 2014-15 (vụ Rabi tháng 11-5) đã đạt 3,2 triệu ha đến ngày 05 /3/2015; giảm 14% so với 3,72 triệu ha cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân giảm do mưa đến muộn

6. Campuchia

Liên đoàn lúa gạo Campuchia (CRF) đã kêu gọi chính phủ thực hiện nghiêm chỉnh các quy tắc ứng xử, đã được ban hành vào tháng 2/2014, nhằm cấm các công ty xuất khẩu gạo giá rẻ từ các nước láng giềng dưới thương hiệu Campuchia.

Quy tắc ứng xử về cơ bản nhằm trấn an Liên minh châu Âu (EU) rằng Campuchia đã không vi phạm Hiệp định tối huệ quốc. Theo đó, EU nhập khẩu gạo từ các nước kém phát triển (LDCs) được miễn thuế để hỗ trợ nền kinh tế và nông dân của họ . Hiện nay, EU đe dọa trừng phạt hành vi trên bằng cách thu hồi giấy chứng nhận xuất xứ. CRF đề nghị chính phủ thành lập một ủy ban kỷ luật để xử phạt những công ty vi phạm

Campuchia xây dựng kế hoạch tăng xuất khẩu gạo qua con đường chính thức lên 1 tấn năm 2015. Nhưng gặp trở ngại thiếu nhà máy xay xát. Gần đây, Liên đoàn lúa gạo Campuchia đã thu lệ phí 1 USD/tấn cho gạo thơm và 40,5 USD/tấn cho gạo trắng nhằm phát triển ngành hàng lúa gạo

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo năm 2015 Campuchia xuất khẩu được 1,1 triệu tấn gạo (bao gồm cả xuất khẩu chính thức và không chính thức đến Việt Nam và Thái Lan qua biên giới), tăng 10% so với 1 triệu tấn vào năm 2014.

7. Myanmar

Tuần trước, Liên đoàn Lúa gạo Myanmar đã ký được hợp đồng với Công ty Lương thực Trung Quốc để xuất khẩu 100.000 tấn gạo trong từng chuyến hàng tháng phù hợp với giá thị trường tại thời điểm giao hàng. Thỏa thuận nhằm hợp pháp hoá việc gạo xuất khẩu của Myanmar sang Trung Quốc. Xuất khẩu gạo của Myanmar trước đó đã được Trung Quốc coi là bất hợp pháp do thiếu một thỏa thuận thương mại thích hợp giữa hai nước.

Trong hợp đồng, Trung Quốc sẽ chọn những công ty có kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng gạo phải phù hợp với các thông số kỹ thuật của Trung Quốc. Ban đầu, Myanmar đã giới thiệu 9 doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong danh sách 100 doanh nghiệp nhưng phía Trung Quốc đã từ chối vì cho rằng họ thiếu kinh nghiệm kinh doanh. Liên đoàn .Liên đoàn Lúa gạo Myanmar thông báo các doanh nghiệp khác nộp hồ sơ đăng ký lại, hạn chót là ngày 27/2/2015, nhưng đến nay chưa nhận được hồ sơ nào

8. Philippines

Bộ Nông nghiệp Philippines (DA) đang có kế hoạch tăng diện tích lúa lai trong nước nhằm đạt mục tiêu tự túc lương thực. Dự kiến diện tích lúa lai vụ Đông xuân 2014-15 đạt 72.563 ha tăng gấp đôi so với 147.626 ha vụ 2015-16. Bộ đã phân bổ nguồn kinh phí 30.1 triệu USD, trong đó có 8,20 triệu USD vụ Đông xuân 2014-15, 5,20 triệu USD cho vụ Hè thu 2015 và 16,70 triệu USD vụ Đông xuân 2015-16. Kinh phí này phát triển các công trình thủy lợi cũng như hỗ trợ giống. Sản lượng lúa năm 2014 của Philippines đã tăng 2,87% đến 18.970.000 tấn (11.950.000 tấn gạo) so với 18,44 triệu tấn (11,62 triệu tấn gạo) năm 2013.

nguồn: bannhanong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 173


Hôm nayHôm nay : 38390

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 902414

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72585123