Thông tin sản xuất tiêu thụ gạo một số nước tuần thứ 1 của tháng 5/2015
Giá gạo vào ngày 3/5/2015 của 5 nước xuất khẩu gạo chính so với tuần trước như sau:
Bảng 1: Giá gạo xuất khẩu của 4 nước vào ngày 3/5/2015 so với ngày 25/4/2015 (đơn vị: USD/tấn)
Loại gạo | Thái Lan | Việt Nam | Ấn Độ | Pakistan | Campuchia | |||||
25/4/2015 | 3/5/2015 | 25/4/2015 | 3/5/2015 | 25/4/2015 | 3/5/2015 | 25/4/2015 | 3/5/2015 | 3/5/2015 | ||
Gạo 5% | 395-405 | 395-405 | 355-365 | 355-365 | 370-380 | 365-375 | 370-380 | 375-385 | 430-440 | |
Gạo 25% | 355-365 | 355-365 | 330-340 | 330-340 | 345-355 |
| 330-340 | 330-340 | 410-420 | |
Gạo đồ | 380-390 | 380-390 |
|
| 365-375 | 360-370 | 380-390 | 385-395 |
| |
Gạo thơm | 895-905 | 895-905 | 485-495 | 485-495 |
|
|
|
| 810-820 | |
Tấm | 320-330 | 320-330 | 310-320 | 310-320 | 275-285 | 275-285 | 280-290 | 285-295 | 345-355 |
1.Thái Lan
Nội các Thái Lan đã thông qua khoản kinh phí 460 triệu baht (14 triệu USD) cho chương trình hỗ trợ nông dân trồng lúa cho năm 2015. Chương trình thu hút khoảng 1,5 triệu nông dân trồng lúa tham gia so với khoảng 800.000 nông dân năm 2014. Bộ Tài chính đang có kế hoạch phát hành trái phiếu 10 và 20 năm để thu 300 tỷ baht (9,2 triệu USD) trả nợ cho chương trình mua lúa hỗ trợ nông dân và các chương trình khác của chính phủ.
2. Việt Nam
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã giảm mức giá sàn loại gạo 25% tấm xuống còn 340 USD/tấn, giảm 3% so với 350 USD/tấn. Giá sàn mới sẽ có hiệu lực từ ngày 30/4/2015. Việt Nam đã quyết định giữ lại mức giá sàn xuất khẩu gạo các loại gạo khác như 5%, 10% và 15% tấm ở mức 385 USD/tấn, 375 USD/tấn và 365 USD/tấn.
Dù trên phương tiện truyền thông Việt Nam đã dành được hợp đồng xuất khẩu 240.000 tấn và 300.000 tấn đến Malaysia và Philippines, nhưng đã không có tác dụng giữ giá gạo. Các doanh nghiệp cũng đã mua thành công 1 triệu tấn gạo giữa 1/3- 15/4/2015 theo kế hoạch của chính phủ để bình ỗn giá. Tuy nhiên chương trình dường như không hiệu quả như mong đợi. Việt Nam xuất khẩu 1.144 triệu tấn gạo trong tháng một 1/1-13/4/2015, giảm 35% so với 1,76 triệu tấn gạo xuất khẩu trong bốn tháng đầu năm 2014
3. Trung Quốc
Các nhà chức trách Trung Quốc thông báo thắt chặt kiểm soát đối với gạo nhập khẩu không chính thức từ Việt Nam, theo các nguồn tin địa phương.
Giao dịch không chính thức giữa hai nước qua các cửa khẩu biên giới kéo dài trong nhiều năm và thương nhân 2 nước tiến hành buôn bán gạo rất dễ dàng mà không cần bất kỳ thỏa thuận nào. Tuy nhiên, khi các nhà chức trách Trung Quốc đã đóng cửa biên giới, làm gần 30.000 tấn gạo bị kẹt tại cửa khẩu Ban Quan huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai. Lượng gạo này đang đối mặt với nguy cơ hư hõng nặng do điều kiện thời tiết bất lợi.
Mặc dù chính phủ không khuyến khích xuất khẩu qua biên giới, các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam thường thích xuất khẩu qua biên giới vì kiểm tra chất lượng thấp hơn. Gần đây, phía Việt Nam cũng đã cảnh báo về những rủi ro liên quan đến xuất khẩu theo phương thức này. Các nhà nhập khẩu Trung Quốc cũng thích nhập khẩu gạo qua biên giới nhằm giảm chi phí. Nếu nhập khẩu gạo thông qua các kênh chính thức, họ cần phải trả một số tiền thêm 160 USD/tấn, bao gồm cả lệ phí hạn ngạch 80 USD/tấn, thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu. Điều đó có nghĩa gạo Việt Nam 5% tấm giá qua biên giới chỉ có 360 USD/tấn sẽ lên 520 USD/tấn khi đi theo kênh chính thức. Năm 2014, Việt Nam xuất khẩu được 6,3 triệu tấn gạo, gần 2 triệu tấn, tương đương 30% tổng xuất khẩu gạo, đã được xuất khẩu qua biên giới Trung Quốc.
4. Ấn Độ
Ấn Độ xuất khẩu 11,65 triệu tấn gạo (gồm gạo thơm basmati và gạo trắng thường) niên vụ 2014-15 (4/2014-3/2015), tăng 8% so với 10,78 triệu tấn xuất khẩu trong cùng kỳ niên vụ 2013-14. Xuất khẩu gạo basmati của Ấn Độ đã tăng nhẹ lên 3,78 triệu tấn trong niên vụ 2014-15 so với 3,76 triệu tấn xuất khẩu trong cùng kỳ niên vụ 2013-14, chủ yếu tác động do lệnh cấm của Iran nhập khẩu gạo từ tháng 5/2014. Ấn Độ xuất khẩu 900.000 tấn gạo cho Iran trong niên vụ 2014-15, giảm 36% so với 1,4 triệu tấn xuất khẩu trong năm ngoái. Saudi Arabia, UAE, Iraq, Kuwait vẫn là nhà nhập khẩu hàng đầu khác của gạo basmati của Ấn Độ.
Xuất khẩu gạo gạo trắng thường của Ấn Độ tăng lên 7,87 triệu tấn, tăng 12% so với 7 triệu tấn trong cùng kỳ niên vụ 2013-14. Các nước châu Phi là những nhà nhập khẩu hàng đầu của gạo gạo trắng thường của Ấn Độ.
Chính phủ Ấn Độ đang khuyến khích nông dân áp dụng các giống lúa thích nghi với biến đổi khí hậu để phát triển sản xuất điều kiện hạn hán và lũ lụt luôn đe dọa quốc gia này. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp đã khuyến khích nông dân của 15 bang Ấn Độ canh tác giống lúa chịu lũ lụt và các giống lúa chịu hạn như Swarna-Sub1. Giống này có thể mang lại một cuộc cách mạng xanh lần thứ hai ở miền Đông Ấn Độ là vùng dễ bị tổn thương thay đổi bất thường khí hậu
5. Pakistan
Chính phủ Pakistan đặt mục tiêu 7 triệu tấn gạo (khoảng 10.35 triệu tấn lúa) trên diện tích 2,8 triệu ha. Nước tưới đã được tích trữ đầy đủ trong tất cả các hồ chứa. Mưa được dự báo sẽ bình thường ở tất cả các nơi. Chính phủ đã chuẩn bị đầy đủ lượng giống xác nhận cũng như tiền vay từ ngân hàng.
Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo niên vụ 2014-15 (11/2014-10/2015) sản lượng gạo của Pakistan sẽ tăng 3% lên 6,9 triệu tấn (khoảng 10.35 triệu tấn lúa) so với 6,7 triệu tấn (khoảng 10,05 triệu tấn lúa) niên vụ 2013-14.
6. Bangladesh
Chính phủ Bangladesh là có khả năng đánh thuế nhập khẩu gạo theo đề nghị của Bộ Lương thực nhằm ngăn chặn gạo giá thấp nhập từ Ấn Độ ảnh hưởng giá lúa gạo trong nước. Khu vực tư nhân của Bangladesh đã nhập khẩu khoảng 1,29 triệu tấn gạo trong ngày 01/7/2014 – 21/4/2015, gấp 3,5 lần so với 374.560 tấn gạo nhập khẩu niên vụ 2013-14 (7/2013-6/2014). Chính phủ có kế hoạch mua một triệu tấn lúa 2015 giá 283 USD/tấn (6.110 đồng/kg) và 100.000 tấn gạo giá 412 USD/tấn (8.895 đồng/kg) từ 01/5/2015 đến 31/8/2015.
Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng gạo của Bangladesh niên vụ 2014-15 (7/2014 – 6/2015) tăng nhẹ lên 34.6 triệu tấn so với 34,39 triệu tấn niên vụ 2013-14. Bangladesh sẽ nhập khẩu 600.000 tấn gạo trong năm 2015.
7. Nepan
Nepal thường bắt đầu trồng lúa vào tháng Năm và tháng Sáu, nhưng trận động đất với độ mạnh 7,8 Mw ảnh hưởng diện tích lúa. Lúa được trồng ở những vùng trủng thấp không bị thiệt hại do động đất nhưng phải đối mặt xuống giống trễ do cả nước đang khắc phục các thiệt hại do động đất.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng của Nepal khoảng 3 triệu tấn gạo mỗi năm và nhập khẩu khoảng 350.000 tấn thêm.
8. Hàn Quốc
Lập trường của chính phủ Hàn Quốc là không loại trừ gạo ra khỏi danh mục danh sách cắt giảm thuế trong đàm phán đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Chính phủ sẽ không khuất phục trước áp lực hạ mức thuế 513% vào nhập khẩu gạo hoặc tăng hạn ngạch nhập khẩu gạo miễn thuế đối với bất kỳ quốc gia nào.
Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định áp dụng mức thuế 513% đối với lượng gạo nhập khẩu cao hơn 408.700 tấn theo qui định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tuy nhiên, năm quốc gia xuất khẩu gạo trong đó có Mỹ, và Trung Quốc đã phản đối lập trường của Hàn Quốc tại WTO, đòi hỏi cắt giảm thuế suất, Hàn Quốc nhấn mạnh chính phủ sẽ giữ lập trường của mình để bảo vệ ngành lúa gạo trong nước. Gạo nhập khẩu với giá rẻ không phải là vì lợi ích của nông dân trồng lúa tại địa phương.
Nguồn: bannhanong.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn