11:42 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tín hiệu vui từ xuất khẩu trái cây

Thứ năm - 04/07/2013 03:26
ĐBSCL không chỉ nổi tiếng là vựa lúa hàng hóa, vựa tôm cá của cả nước mà còn có thế mạnh về trồng cây ăn quả. Ước tính, toàn vùng hiện có trên 288.000 ha cây ăn quả các loại cho sản lượng mỗi năm trên 3,18 triệu tấn quả phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

PGS.TS Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam (SOFRI) cho biết, ĐBSCL hội đủ các điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng, nguồn nước, khí hậu... để phát triển trồng cây ăn quả, nhằm tạo nguồn nông sản tiêu dùng và XK, ổn định và nâng cao mức sống nhân dân. Do đa dạng về sinh thái nên chủng loại cây ăn trái ở đồng bằng hết sức phong phú với trên 30 loại trái cây đặc sản có giá trị kinh tế cao: Xoài cát Hòa Lộc, bưởi da xanh, bưởi Năm roi, thanh long, sầu riêng, nhãn xuồng cơm vàng, chôm chôm nhãn, sapôchê Mặc Bắc, chuối, dứa, các loại cây ăn quả có múi...

Đáng chú ý, trong hơn 10 năm trở lại đây, tiềm năng kinh tế vườn tại ĐBSCL đang được phát huy với nhiều cách tân quan trọng trong phương pháp trồng và chăm sóc, tuyển chọn cây giống chất lượng, hình thành các vùng chuyên canh hàng hóa lớn, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong quá trình thâm canh, mà nổi bật là trồng cây ăn trái theo hướng VietGAP và GlobalGAP....

Theo Viện Cây ăn quả miền Nam (SOFRI), trước mắt, các tỉnh trong khu vực đã hình thành được một số vùng sản xuất trái cây đặc sản hàng hóa tập trung gồm: Xoài cát Hòa lộc ở Tiền Giang và TP Cần Thơ, xoài cát chu ở Đồng Tháp, bưởi Năm roi ở Vĩnh Long, Hậu Giang và Sóc Trăng; bưởi Da xanh ở Bến Tre; quít Hồng Lai Vung ở Đồng Tháp; thanh long ở Tiền Giang và Long An; vú sữa Lò rèn ở Tiền Giang; dứa Queen ở Tiền Giang, Kiên Giang và Hậu Giang...

Đáng lưu ý là mùa vụ thu hoạch trái cây ở ĐBSCL gần như quanh năm nhờ vào sự ưu đãi về mọi mặt của thiên nhiên và sự sáng tạo trong ứng dụng kỹ thuật xử lý cho trái mùa nghịch của nhà vườn không chỉ đảm bảo sản lượng cung ứng ổn định cho thị trường trong ngoài nước vào mọi thời điểm, mà giá bán còn cao, lợi nhuận cũng cao hơn.

Đặc biệt, sự hình thành quan hệ sản xuất mới trên lĩnh vực trồng cây ăn trái thông qua việc tổ chức các tổ hợp tác (THT) và HTX chuyên canh theo hướng GAP đã góp phần giúp trái cây đặc sản ĐBSCL thăng hoa, khẳng định được thương hiệu, mạnh bước thâm nhập các thị trường XK lâu nay vốn rất khó tính.

Đơn cử như chôm chôm (Bến Tre), thanh long (Tiền Giang và Long An) được Cơ quan Kiểm dịch thực vật Hoa Kỳ (APHIS) cấp mã code XK vào thị trường Hoa Kỳ. Cuối năm 2012, vừa qua, xoài và thanh long cũng được cấp phép sang thị trường Hàn Quốc, Úc và New Zealand. Dự kiến trong năm 2013 sẽ có thêm một số trái cây đặc sản khác được Hoa Kỳ cấp mã số nhập khẩu như nhãn, xoài, vú sữa. Ngoài ra, thông qua hoạt động của mình, các THT và HTX trồng cây ăn trái còn liên kết cung ứng hàng cho các DN, siêu thị..., thông qua hợp đồng tiêu thụ sản phầm, giúp xã viên an tâm đẩy mạnh sản xuất, hiệu quả kinh tế cao. Điển hình có HTX Hòa Lộc (Tiền Giang), HTX Sơ ri Gò Công (Tiền Giang), HTX xoài Mỹ Xương (Đồng Tháp), THT chôm chôm Phú Phụng và Tiên Phú (Bến Tre), CLB Bưởi Năm roi GlobalGAP (Hậu Giang)...

Đáng mừng là trong các năm qua, tình hình XK trái cây cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng đã tiến triển tốt với sự thâm nhập và mở rộng thị trường XK trên khắp các châu lục, kim ngạch ngày càng tăng và đóng góp vào GDP ngày càng lớn. PGS.TS Nguyễn Minh Châu cho biết, năm 2012, kim ngạch XK trái cây cả nước đạt 330 triệu USD, tăng hơn 27% so với năm 2011 và tăng gấp đôi so với năm 2010. Năm 2013, dự kiến kim ngạch XK trái cây tăng trưởng không dưới 10% so năm 2012. Nếu năm 2011, trái cây Việt Nam được XK sang 63 nước thì hiện nay mở rộng lên 76 nước. Trung Quốc, Hà Lan, Nga, Mỹ, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc..., là những thị trường XK lớn của trái cây Việt Nam. Trong số những trái cây chủ lực có lượng XK lớn, thu về nhiều ngoại tệ có sự góp mặt của nhiều loại trái cây đặc sản vùng ĐBSCL: Thanh long (chiếm trên 40% tổng kim ngạch XK), dừa (chiếm 27,2% tổng kim ngạch), dứa (trên 16% tổng kim ngạch), mít (3,5%), bưởi (chiếm 1,6%), xoài (chiếm 1,5%), xơ ri (chiếm 1,1%)...

Trong nửa đầu năm 2013, có một tin vui cho nhà vườn khu vực. Đó là nhiều mặt hàng trái cây chủ lực lên hương, được mùa, được giá, nông hộ thu nhập cao gấp 2 - 3 lần so với trồng lúa năng suất cao. Điển hình như thanh long có lúc đạt 25.000 - 27.000 đ/kg, bưởi Da xanh luôn giữ giá ổn định ở mức kỷ lục 50.000 - 55.000 đ/kg. Với giá trên, mỗi ha vườn chuyên canh cho lợi nhuận vài trăm triệu đồng nếu thu hoạch mùa thuận, còn những hộ xử lý cho thu hoạch mùa nghịch lợi nhuận tăng gấp đôi, từ 350 đến 400 triệu đồng/ ha trở lên.

Báo Nông nghiệp Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 296


Hôm nayHôm nay : 85038

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1057206

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71284521