12:42 EST Thứ sáu, 20/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trồng mận kinh tế cao

Thứ sáu - 05/10/2012 04:58
Mận (roi) là giống cây ăn trái được trồng nhiều nơi trên thế giới. Ở nước ta, mận được trồng phổ biến ở miền Tây và Đông Nam Bộ, thích hợp ở nhiệt độ từ 28 - 30oC.

Đất trồng mận có độ mùn 2 - 2,5% trở lên, có tầng dày trên 50cm, tơi xốp, khả năng giữ ẩm tốt, dễ thoát nước. Đào hố trồng có kích cỡ 60 x 60 x 60cm hoặc 50 x 60 x 70cm, mật độ 625 cây/ha. Hố đào xong bón lót mỗi hố 10 - 15kg phân chuồng hoai + 200g lân nung chảy + 100g sunphat kali + 300g vôi bột, trộn kỹ với đất và lấp đầy hố, để 1 tháng sau mới trồng. Bón thúc bằng phân urê định kỳ cứ 30 - 45 ngày 1 lần bón, liều lượng 0,1 - 0,2kg/cây. Khi trồng bới ở giữa hố, đặt bầu vào nén chặt xung quanh, tưới đẫm nước, dùng cỏ rác khô tủ xung quanh gốc cây.

Bón phân thích hợp để trái mận to đều và ngọt.

Bón phân cho cây mận đã trưởng thành và cho trái được chia làm 4 lần:

Lần 1 (tính từ khi vừa kết thúc thu hoạch vụ trước): Ưu tiên bón phân hữu cơ, phân lân và đạm nhằm nhanh chóng giúp cây trồng phục hồi sức khỏe sau một thời gian dài phải huy động dinh dưỡng nuôi trái và tích lũy dinh dưỡng cho các giai đoạn kế tiếp. Mỗi gốc bón 5 - 10kg phân hữu cơ chế biến + 1kg NPK 20-20-15+TE.

Lần 2 (trước khi cây ra hoa): Bón tăng tỷ lệ phân lân và phân kali, giảm lượng phân đạm nhằm giúp cho quá trình hình thành mầm hoa, phát triển hoa thuận lợi. Bón lượng phân có lân cao như DAP từ 1 - 1,5kg/gốc, hoặc phân chuyên dùng AT-2 + TE. Có thể phun xịt hỗ trợ thêm phân bón lá NPK (10-60-10) hoặc (6-30-30).

Lần 3 (sau thụ phấn đến khi trái phát triển tối đa về thể tích): Cần bón cân đối các chất đa lượng, trung và vi lượng nhằm giúp hạn chế tỷ lệ rụng trái, tăng nhanh việc phát triển thể tích trái và số trái/cây. Có thể bón NPK 16-8-16 + TE hoặc 20-0-20 +TE; 14-7-21 + TE; 12-12-17 + TE hoặc phân chuyên dùng AT-3. Phun xịt thêm phân bón lá 12-0-40 + 3Ca0 hoặc 20-20-20 + TE.

Lần 4 (trước thu hoạch 1 tháng): Đây là giai đoạn cây tích lũy và chuyển hóa các chất trong trái, tăng độ chắc và chất lượng của trái nên rất cần kali để tăng cường quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng từ lá cây vào trái và chất đạm, chất canxi, vi lượng. Đợt bón này cần ưu tiên sử dụng các dạng phân bón có tỷ lệ NPK = 12-0-40 + 3Ca0; 20-20-20 hoặc HK 7-5-44.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 121


Hôm nayHôm nay : 52734

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 865209

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72547918