04:55 EDT Thứ sáu, 03/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trồng quất trái vụ

Thứ năm - 28/02/2013 01:29
Sau nhiều năm mưu sinh bằng các nghề "hot", nhưng nghề nào cũng chỉ giúp anh Phạm Văn Nghiệp (54 tuổi), tổ 10, phường Tân Lập, TP. Thái Nguyên (Thái Nguyên) có đủ gạo ăn quanh năm; duy chỉ có nghề trồng quất lấy quả trái vụ, mới giúp anh vượt qua cảnh bần hàn.

Trong tâm sự sâu thẳm của mình, anh Nghiệp cho biết: Sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc tại một chốt canh giữ tại thôn Bản Chang, xã Quang Trung, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng trong những lần tử thủ bảo vệ từng mét đất thiêng liêng trong những trận chiến ác liệt tháng 2/1979, đến tháng 10/1983 anh chuyển công tác về trường ĐH Nông nghiệp 3 Thái Nguyên làm bộ phận hành chính. Nhưng suốt 7 năm ở trường, cuộc sống vô cùng khó khăn, miếng ăn chẳng đủ no, đến năm 1990 anh quyết tâm xin nghỉ theo Quyết định 176 để có cơ hội về nhà làm vườn, nấu rượu, chăn nuôi.

Với mô hình nấu rượu nuôi lợn, chăn gà đẻ trứng đã giúp cho gia đình anh có đủ gạo ăn quanh năm, cắt đứt những tháng ngày ăn đong từng bữa. Sau mấy năm chăm chỉ làm ăn và tích lũy, đầu năm 1997, trong một lần vào quán ăn bát phở, mới phát hiện những quả quất xanh nhỏ như ngón tay được bày đặt trên bàn ăn, anh lân la hỏi chuyện chủ quán, mới phát hiện giá trị của loại quả này, nhất là lúc trái vụ có thể tới vài chục ngàn 1 kg.


Anh Phạm Văn Nghiệp giới thiệu vườn quất

Về nhà, anh bắt tay ngay vào chăm bẵm, nghiên cứu luôn gốc quất cảnh đang trồng ngoài vườn, đồng thời bỏ ra 140.000 đồng mua 70 bầu quất giống về trồng, chiết cành để nhân rộng, mỗi năm diện tích quất tăng lên, chỉ sau 3 năm lấp kín 4.000 m2 trồng quất.

Theo anh, ưu điểm của loại quất là ngay từ lúc trồng xuống đã được thu hoạch, cứ tưới nước phân lợn thì quả trĩu cành. Gốc quất càng lâu năm, càng cho nhiều quả. Đặc biệt là rất ít sâu bệnh, nên chẳng mất tiền mua thuốc trừ sâu như lúa và các loại rau. Do quất dễ chăm sóc, anh chỉ dùng máy bơm nước từ ao cá lên tưới hàng ngày, nước phân lợn gánh đổ vào từng gốc, cứ thế quất xum xuê quả. Anh thu hoạch bán cho các lái buôn với giá trung bình 12.000 đ/kg.

 

"Mỗi năm vợ chồng tôi thu hái hơn 17 tấn quất, trừ chi phí thu về khoảng 200 triệu đồng. Vì thế tôi mới có tiền chi tiêu hàng ngày và mua sắm, xây cất nhà cửa, sắm phương tiện đắt tiền và nuôi hai con học đại học", anh Nghiệp vui vẻ cho biết.

Năm nào cũng vậy, vào các tháng 6, 7 anh cất công bứt sạch quả non của nửa vườn, vì thời điểm đó giá quất thường rẻ nhất trong năm (bởi đang mùa chanh) để đến các tháng 8, 9 quất sẽ nở hoa sớm hơn, sau Tết Nguyên đán (quả chanh đang còn nhỏ), quất rất đắt đỏ, gọi là quất trái vụ, chỉ việc hái sắp sẵn vào bao tải, chờ thương lái đến mua, giá thường từ 35.000 - 50.000 đ/kg, tùy theo từng năm. Riêng năm 2012 có lúc lên đến 60.000 đ/kg vẫn không có mà bán.

Thấy trồng quất lấy quả dễ làm, vốn đầu tư ít, phù hợp với tư duy cũng như đồng vốn eo hẹp của người nghèo, người lao động cứ chịu khó chăm bón thì có thu hoạch quanh năm. Khi xác định hiệu quả của nó, anh Nghiệp đã vận động bà con cùng làm, giúp mọi người “lập nghiêp” với nghề trồng quất. Anh sẵn sàng giúp đỡ về cây giống, cho họ chiết cành, phổ biến kỹ thuật thu hái và chăm sóc.

Chính sự tận tụy của anh, đã góp phần tạo lên một nhóm hộ chuyên trồng quất lấy quả, cung cấp cho người tiêu dùng trong thành phố, đem lại thu nhập cao; điển hình là hộ anh Phạm Hồng Thái, Nguyễn Văn Hạ, Nguyễn Văn Phương, Giáp Văn Quỳnh, Giáp Văn Phong, Nguyễn Văn Tý…

Hăng say lao động, nhiệt thành trong công tác hội và giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, anh Nghiệp luôn được các cấp hội của phường Tân lập và Hội Nông dân TP Thái Nguyên biểu dương là mô hình kinh tế tiêu biểu, giới thiệu mọi người đến tham quan, học hỏi.

Theo Nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 200

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 197


Hôm nayHôm nay : 41661

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 157531

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60479488