19:53 EDT Thứ tư, 01/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tôm chết hàng loạt, thiệt hại hơn 4.000 tỷ đồng

Thứ ba - 26/02/2013 19:44
Nguyên nhân gây tôm sú và tôm thẻ chân trắng chết sớm xảy ra hàng loạt ở các tỉnh thời gian qua do Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS), trong đó có nhiễm vi khuẩn Vibrio.
Chiều 26-2, tại cuộc họp với báo chí, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, nguyên nhân gây tôm (tôm sú và tôm thẻ chân trắng) chết sớm xảy ra hàng loạt ở các tỉnh thời gian qua là do Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS), trong đó có nhiễm vi khuẩn Vibrio.

Năm 2012, cả nước có hơn 100 nghìn ha diện tích nuôi tôm nước lợ bị chết do dịch bệnh, ước thiệt hại trên 4.000 tỷ đồng.

Theo ông Tuấn, sau hơn một năm huy động tổng lực các nhà khoa học đầu ngành trong nước nghiên cứu, có sự giúp đỡ của các chuyên gia quốc tế, Việt Nam đã xác định được nguyên nhân khiến tôm chết sớm thời gian qua, điều mà cả Trung Quốc, Thái Lan có tình trạng tương tự, nhưng vẫn chưa tìm ra nguyên nhân.

Hội chứng AHPNS gây tôm chết chủ yếu ở giai đoạn 15-40 ngày sau khi thả nuôi; mức độ dịch bệnh trầm trọng vào các tháng 4 đến tháng 7 (chiếm 75% diện tích). Vùng nuôi có độ mặn thấp có tỷ mắc bệnh ít hơn vùng nuôi có độ mặn cao. Tôm bệnh có biểu hiện ngừng ăn, bơi chậm, vỏ mỏng, màu tôm nhợt nhạt, gan tụy có biểu hiện sưng, nhũn, teo.

Theo ông Tuấn, tôm có hội chứng trên do giống xấu (nhiễm vi khuẩn Vibrio, có dấu hiệu bất thường về gan tụy), thả nuôi cao có thuốc bảo vệ thực vật, oxy hòa tan thấp, độ mặn cao và đặc biệt có mặt của vi khẩu Vibrio và phage, khiến tôm chết sớm.

Để hạn chế dịch bệnh trên, ông Tuấn khuyến cáo, người nuôi cần tẩy dọn ao nuôi triệt để trước khi thả, cần cho lắng, ao xử lý nước riêng biệt..., tuyệt đối không dùng thuốc bảo vệ thực vật để xử lý ao, diệt giáp xác. Nên thả tôm nuôi từ đầu tháng Ba, chọn giống sạch bệnh, được kiểm dịch, không có bệnh đốm trắng, đầu vàng, nhiễm vi khuẩn Vibrio.

Ông Tuấn cũng cho biết, thời gian tới, sẽ tổng kiểm tra chất lượng các loại chế phẩm sinh học dùng trong sản xuất tôm giống, tôm nuôi đang lưu hành trên thị trường, không cho lưu hành tôm giống có mần bệnh, không nhiễm vi khuẩn Vibrio.

Theo Phạm Anh

Tiền Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 202

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 194


Hôm nayHôm nay : 28898

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 71722

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60393679