13:21 EST Chủ nhật, 22/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trồng rau nhút đơn giản, thu nhập cao

Thứ sáu - 31/10/2014 21:57
Trồng rau nhút khá đơn giản, không cần chăm sóc, không phân thuốc, cây phát triển mạnh mẽ trong mùa nước, đem lại thu nhập cao cho nông dân nghèo ở vùng lũ miền Tây.
Rau nhút trồng trên ruộng lúa có bờ bao giữ nước

Rau nhút trồng trên ruộng lúa có bờ bao giữ nước

Rau nhút còn có tên rau rút. Loài rau này thuộc thân thảo có hoa màu vàng. Lá rau nhút thuộc loại lá kép hình lông chim, bao giờ cũng mọc nổi trên mặt nước ao, hồ, sông, rạch, ruộng lúa nhờ quanh thân có phao trắng.

 Hiện nay, rau nhút được trồng phổ biến ở các tỉnh ĐBSCL, nhiều nhất là các huyện đầu nguồn tỉnh An Giang và Đồng Tháp.

Ông Nguyễn Văn Tư, một nông dân có cuộc sống khá lên nhờ trồng rau nhút ở xã An Thành Trung, huyện Chợ Mới (An Giang) cho biết: "Bà con thả rau nhút quanh năm trên các mặt ao hồ. Nhưng ở những nơi ruộng nước hoặc bãi bồi dọc hai bên bờ sông phải đợi đến mùa nước nổi mới bắt đầu thả. Còn trong mùa khô hạn, bà con tận dụng ao hồ có sẵn hoặc trên ruộng lúa có bờ bao giữ nước để thả".

Cách trồng rau nhút khá đơn giản. Đa phần người trồng đều lợi dụng mặt nước có độ sâu từ 3 - 5 cm. Trước hết người ta chọn những gốc rau khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, mỗi đoạn dài chừng 3 - 4 cm buộc đều khoảng vào những cây trúc hoặc sậy để giữ không cho trôi mất. Sau 30 ngày, rau sẽ phát triển, bò lan khắp mặt nước.

Ông Võ Văn Dữ ở ấp Định Thành, xã Định Hòa, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) có 5.000 m2 mặt nước ao nhờ đắp bờ bao. Ông cho biết rau nhút dễ trồng, ít bị rủi ro về giá cả nhưng muốn năng suất cao người trồng phải nắm vững quy trình kỹ thuật, nhất là khâu cắm cọc giữ cho rau không trôi giạt và xử lý phân thuốc sao cho an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Nếu trồng đúng kỹ thuật, môi trường nước sạch, chỉ sau 1 tháng là bắt đầu thu hoạch. Bộ phận sử dụng của rau nhút là thân, lá và đọt.

Ông Dữ cho biết thêm, bình quân 1 tấn rau nhút tươi bán tại chỗ cho bạn hàng được 5 triệu đồng, trừ hết các chi phí anh còn lời 3,5 triệu đồng (mỗi tháng lời gần 30 triệu đồng/5.000 m2).

Còn ông Lê Văn Thơm ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) trồng gần 1 ha rau nhút cặp theo con kênh phấn khởi cho biết, người trồng rau nhút giỏi có thể “một vốn bốn lời” vì đây là loại rau thủy sinh, phát triển mạnh trong mùa lũ, cây tự nhiên rất sạch nên bán rất chạy.

Ông cũng khẳng định với diện tích trồng rau nhút hiện tại của gia đình, lợi nhuận tương đương với 50 công lúa.

13-38-11_nh-2-ru-nhut-su-khi-thu-hoch-duoc-phn-r-thnh-tung-bo-1kg
Rau nhút sau khi thu hoạch được phân ra thành từng bó 1 kg

Theo anh Nguyễn Văn Đặng, Trưởng ấp Tấn Long, xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới thì mùa lũ năm nay, toàn xã có khoảng 300 ha rau nhút, trong đó ấp Tấn Long chiếm một nửa diện tích. Đa phần người dân ở đây có cuộc sống ổn định nhờ trồng cây rau nhút. Hằng ngày các thương lái đến nhận hàng giao cho các chợ với số lượng từ 5 - 8 tấn.

Với nhiều năm kinh nghiệm, ông đã biết cách chăm sóc, xử lý môi trường nước giúp cho ao rau nhút phát triển quanh năm, mùa nào cũng có thu hoạch. Cứ cách 7 ngày cắt một đợt. Rau cắt xong, thuê người bó lại từng bó, mỗi bó nặng 1 kg bán sỉ với giá dao động từ 5.000 - 10.000 đồng, tùy theo thời vụ.

Sau mỗi đợt hái cần tiến hành phun phân bón lá nhằm giúp cây lấy lại sức và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây mau ra đọt non. Bình quân 1.000 m2 rau nhút có thể thu hoạch 1,5 - 2 tấn, bán được 4 - 5 triệu đồng.

Trồng rau nhút chi phí rất thấp chủ yếu là công thu hoạch, vừa giải quyết việc làm thời gian nhàn rỗi mùa lũ vừa tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác. Những năm gần đây nhiều nông dân trồng rau nhút mùa nghịch bán được giá, mang lại thu nhập khá cao cho người dân.

Anh Trần Thanh Danh ấp Nam xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) với diện tích 3.000 m2 lên bờ bao xung quanh giữ mức nước sâu khoảng 80 cm để trồng rau nhút mùa nghịch cho biết, trồng rau nhút cứ 10 ngày thu hoạch một lần trung bình từ 350 - 400 kg, giá bán cao gấp đôi so với vụ thuận.

Rau nhút mùa nghịch tuy khó trồng và chi phí nhiều hơn mùa lũ nhưng bán được giá cao, vừa hái ra đã có thương lái đến chân ruộng thu mua. Nếu gia đình có điều kiện đem bán ở chợ thì rau nhút có giá từ 10.000 - 12.000 đ/kg.

Anh cho biết thêm, ngoài bán rau chợ anh còn bán rau nhút giống cho nông dân xung quanh trồng vừa tăng thu nhập, vừa cải tạo lại ruộng.

LÊ HOÀNG VŨ
Theo: nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 110

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 108


Hôm nayHôm nay : 44538

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 953434

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72636143