“Tui trồng 100 cây thốt nốt, loại cây này trồng 18 – 20 năm mới cho trái, cho trái quanh năm, nhưng tập trung nhiều mùa hè, mỗi ngày hái từ 200 – 250 quả thốt nốt và hứng được trên 100 lít nước đem về làm đường. Cứ 6 lít nước sẽ cho ra 1kg đường thành phẩm với giá 25.000đ/kg, thu nhập cao mà khoẻ re...".
Người Khmer An Giang coi cây thốt nốt là nguồn tài nguyên quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho họ nên ai nấy đều ra sức giữ gìn.
Vùng Bảy Núi (An Giang) hiện có khoảng 60.000 cây thốt nốt, được trồng nhiều ở các xã Núi Tô, Ô Lâm, An Tức (Tri Tôn), An Cư, An Hảo, Văn Giáo (Tịnh Biên). Vài năm qua, cây thốt nốt giúp nhiều gia đình thoát nghèo, khá lên và giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động bằng cách khai thác và chế biến đường thốt nốt.
Ảnh minh họa
Có mặt tại các điểm du lịch ở An Giang thời điểm này, chúng tôi chứng kiến các vựa thốt nốt tràn ngập qủa tươi và các sản phẩm chế biến từ thốt nốt. Ngoài thốt nốt tươi, cùi sấy, nước giải khát…thì đường thốt nốt cũng được tiêu thụ mạnh. Hiện tại, giá mỗi ly thốt nốt tươi từ 6.000 – 8.000đ và giá cơm thốt lốt là 25.000đ/kg.
Anh Châu Lương ở gần khu du lịch Núi Cấm (An Hảo – Tịnh Biên) nói: “Tui trồng 100 cây thốt nốt, loại cây này trồng 18 – 20 năm mới cho trái, cho trái quanh năm, nhưng tập trung nhiều mùa hè, mỗi ngày hái từ 200 – 250 quả thốt nốt và hứng được trên 100 lít nước đem về làm đường. Cứ 6 lít nước sẽ cho ra 1kg đường thành phẩm với giá 25.000đ/kg, thu nhập cao mà khoẻ re.
Với kinh nghiệm thu hoạch thốt nốt nhiều năm, chỉ cần nhìn vỏ trái, có thể đoán được độ chín bên trong, biết ruột quả cơm mềm ngọt hay mới chín. Sau khi phân phối đến các điểm bán lẻ mới lột sạch lớp vỏ nâu bên ngoài rồi bán cho du khách”.
Với trái thốt nốt, cuộc sống của cư dân vùng biên địa Bảy Núi ngày nay đã khá hơn rất nhiều.
Theo danviet.vn