13:15 EST Thứ năm, 23/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ứng dụng công nghệ cao, thành... “bà hoàng” của nấm đất Sài thành

Thứ ba - 22/07/2014 22:29
Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nông nghiệp đô thị, những năm qua chương trình ứng dụng khoa học kỹ thuật (KHKT), đưa công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp luôn được triển khai mạnh tại TP.HCM. Từ đây, nhiều nông dân đã vươn lên và làm giàu.
Bà Lê Thị Mỹ Phước chăm sóc vườn lan.

Bà Lê Thị Mỹ Phước chăm sóc vườn lan.

Những nông dân nhạy bén

Vốn là giảng viên đại học nhưng bà Lê Thị Mỹ Phước lại được nhiều người biết đến nhiều hơn với vai trò là người nông dân sản xuất giỏi của thành phố. Những năm qua vườn lan hơn 3.000m2 của bà (ở ấp Trung Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn) đã mang lại thành công lớn và trở thành nơi trao đổi học tập kinh nghiệm cho nông dân trồng lan.

Bà Phước đã kết hợp các vườn lan tại Long An lai tạo thành công giống lan xuất xứ từ Thái Lan với giá thành rẻ, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Theo bà Phước, để thành công trong trồng lan, ngoài những lý thuyết về nông nghiệp ở trường học, bà phải tự tìm hiểu về khoa học, kỹ thuật trồng lan trên sách vở, đồng thời đi học hỏi kinh nghiệm từ các nhà vườn.

Chị Lê Hà Mộng Ngọc (xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi) được biết đến là “bà hoàng” của các loại nấm. Chị đã chủ động học tập các kỹ thuật công nghệ mới để trồng các loại nấm có giá trị kinh tế cao như: linh chi đỏ, bào ngư, hoàng kim, hoa hồng, ngọc thạch…

Ban Quản lý Khu nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM đã “tiếp sức” cho chị bằng cách hỗ trợ máy móc thiết bị, nhà xưởng, phòng thí nghiệm… Do đó việc sản xuất nấm luôn đảm bảo theo tiêu chuẩn VietGAP.

Hiện nay chị là giám đốc một công ty với số lượng nhân công lên gần 40 người, có 65 nhà kính sản xuất nấm với tổng diện tích hàng chục nghìn m2. Sản phẩm của công ty chị đã có mặt khắp các siêu thị trong cả nước, thậm chí còn xuất khẩu ra nước ngoài.

Tại thành phố hiện có rất nhiều nông dân chủ động ứng dụng KHKT vào sản xuất và đạt hiệu quả cao. Như anh Nguyễn Văn Công (xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi) với mô hình nuôi bò sữa, ông Nguyễn Ngọc Long (huyện Hóc Môn) thành công với việc ứng dụng KHKT trong việc ghép, lai tạo xương rồng, hay ông Đoàn Kim Sơn (Hóc Môn) làm giàu với mô hình nuôi lươn không bùn…

Đẩy mạnh tập huấn kỹ thuật

Thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chương trình phát triển cây con giống chất lượng cao, những năm qua Hội Nông dân TP.HCM kết hợp với các sở, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác chuyển giao ứng dụng công nghệ và KHKT vào sản xuất cho nông dân.

Chỉ tính riêng trong các năm 2011 – 2013 Hội phối hợp với Sở NNPTNT tập huấn chuyển giao KHKT cho hàng chục ngàn lượt nông dân thông qua các lớp tập huấn, dạy nghề với nhiều chủ đề, trình độ khác nhau. Trong đó các đơn vị thường xuyên mở các lớp kỹ thuật lai tạo giống, quy trình trồng và quản lý các loại cỏ mới; quy trình nuôi dưỡng chăm sóc, vệ sinh chuồng trại… đối với bò sữa.

Riêng ở lĩnh vực trồng trọt, các đơn vị cũng mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật trồng lan cho nông dân các xã NTM. Đặc biệt. hiện các đơn vị đang triển khai nghiên cứu, triển khai phương pháp nhân giống và bảo tồn lan Dendro của Việt Nam bằng công nghệ sinh học và dự án trồng lan Mokara cắt cành cho các hộ nông dân ở Củ Chi, Bình Chánh.

Ông Trần Trường Sơn - Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP.HCM cho biết, trong giai đoạn 2014 – 2015 Hội phối hợp với các đơn vị sẽ đẩy mạnh ứng KHKT vào các khâu sản xuất nông nghiệp. Trong đó sẽ tập trung vào các khâu như: Sản xuất nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao sản xuất nông sản; phát triển công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng khí sinh học và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ nông nghiệp...
 

Hội Nông dân TP.HCM cho biết đang phối hợp với Sở KHCN thành phố tổ chức khảo sát nhu cầu về khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố. Từ đó lập kế hoạch hỗ trợ ứng dụng tiến bộ KHKT cho nông dân với các nội dung như: Xây dựng mô hình, chuyển giao, hỗ trợ ứng dụng KHCN, tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô hình điểm tại các xã NTM.
    Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 283


Hôm nayHôm nay : 66940

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1260493

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74307464