08:04 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ứng dụng công nghệ vào trồng lúa

Thứ hai - 22/09/2014 23:07
Toàn tỉnh hiện có 2.413 máy sấy lúa các loại (trên 600 máy loại 4 tấn – 10 tấn/mẻ, 1.183 máy loại 10 tấn – 20 tấn/mẻ, 626 máy loại 20 tấn – 40 tấn mẻ), đảm bảo 75% sản lượng lúa sau thu hoạch. Trong đó, huyện Thoại Sơn hình thành nhiều doanh nghiệp thu mua và chế biến lương thực, với công nghệ sấy lúa hiện đại, đủ sức đáp ứng yêu cầu thời vụ.

Đảm bảo cây lúa phát triển tốt, hàng tuần Chi cục Bảo vệ thực vật phát hành bản tin dự báo tình hình sinh vật gây hại cho lúa để các địa phương theo dõi, khuyến cáo nông dân. Chi cục Bảo vệ thực vật An Giang cũng đưa ra dự báo cho sản xuất, chẳng hạn: Rầy nâu; bệnh đạo ôn lá; bệnh lem lép hạt; muỗi hành… để nông dân thường xuyên thăm đồng và phòng trừ hữu hiệu. Vụ đông xuân 2013-2014, cơ cấu giống lúa sản xuất trên địa bàn tỉnh tiếp tục chuyển đổi mạnh, với trên 76% diện tích sử dụng giống chất lượng và một số loại giống lúa đặc sản cũng chiếm tỉ trọng cao. Đây là điều kiện cơ bản phục vụ sản xuất vụ hè thu, đảm bảo năng suất và chất lượng lúa hàng hóa.

Theo ông Huỳnh Hiệp Thành, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông An Giang, tính đến cuối năm 2013, diện tích giống lúa xác nhận (cộng đồng) toàn tỉnh trên 22.000 héc-ta, với tổng sản lượng trên 136.800 tấn, đảm bảo phục vụ diện tích sản xuất trong tỉnh, vừa cung ứng một số địa phương lân cận theo xu thế “xã hội hóa giống lúa”. Cũng theo ông Thành, tỷ lệ ứng dụng cơ giới hóa khâu làm đất đến tưới – tiêu đạt 95% diện tích, gieo sạ bằng máy gieo hàng 48% diện tích, với 2.131 máy gặt đập liên hợp đảm bảo 98% diện tích được thu hoạch bằng máy. Hội Nông dân các xã, phường, thị trấn phối hợp các ngành thành lập mới 23 Tổ hợp tác sản xuất, với 360 nông dân tham gia khoảng 150 héc-ta đất.

Đến nay, toàn tỉnh có 854 Tổ hợp tác sản xuất, với hơn 24.000 thành viên, diện tích sản xuất trên 52.580 héc-ta đất. Ở Thoại Sơn có 6 Hợp tác xã nông nghiệp, hoạt động cơ bản khâu sản xuất giống lúa và phục vụ bơm tưới – tiêu. Vụ hè thu 2014, toàn huyện xuống giống trên 36.400 héc-ta lúa, theo ông Vũ Thanh Quyền,  Chủ tịch Hội Nông dân huyện, các xã, thị trấn phối hợp các ngành, các cấp tập trung nhiều biện pháp chăm sóc và bảo vệ an toàn diện tích, đồng thời chuẩn bị kế hoạch sẵn sàng sản xuất vụ 3. Tại ấp Tây Bình (xã Thoại Giang, Thoại Sơn) cũng đã tổ chức lớp tập huấn về kỹ thuật quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy sấy.

Cùng với Trạm Bảo vệ thực vật và Trạm Khuyến nông, Hội Nông dân cũng phối hợp tổ chức trên 100 lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho hơn 3.500 nông dân. Trong đó, có nội dung huấn luyện việc áp dụng chương trình “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, sử dụng giống lúa chất lượng… Đặc biệt, vận  động 1.295 hộ đăng ký tham gia “Cánh đồng lớn”, với diện tích 3.138 héc-ta. Riêng, dự án lúa Nhật vẫn triển khai theo kế hoạch, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng. Các địa phương còn phối hợp thực hiện 48 điểm trình diễn giống lúa, phương pháp sử dụng phân hữu cơ… trên 300 héc-ta; tổ chức 224 buổi thăm đồng, 10 cuộc diệt chuột, trên 780 cuộc hội thảo… có trên 410.380 hội viên, nông dân tham dự.

Mới đây, Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành (Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang) phối hợp Tập đoàn Cơ khí nông nghiệp Yanmar (Nhật Bản) tổ chức hội thảo, tham quan trình diễn “Kỹ thuật gieo mạ khay và cấy lúa bằng máy”, với sự tham dự của lãnh đạo chuyên ngành Khuyến nông và nông dân các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL. Dịp này, đại biểu còn nhận được những thông tin cơ bản về tình hình cơ giới hóa khâu canh tác trong tỉnh, trong nước và khu vực. Qua đó cho thấy, việc ứng dụng công nghệ vào khâu trồng lúa vẫn còn nhiều triển vọng đối với An Giang, là một tỉnh có thế mạnh trồng lúa và đang triển khai “Cánh đồng lớn” theo chuỗi giá trị sản xuất lúa – gạo hiện nay.

Box: “Nói đến sản xuất cây lúa, vấn đề đặt ra trước hết là khâu chọn giống. Tuy nhiên, nếu ứng dụng tốt việc gieo mạ và cấy theo phương pháp công nghệ cao, sẽ góp phần nâng cao chất lượng lúa hàng hóa và hạt gạo xuất khẩu” – PGS.TS Dương Văn Chín, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành, cho biết.

 

Nguồn: Báo An Giang Online

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: máy loại

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 303

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 298


Hôm nayHôm nay : 57582

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1315063

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74362034