08:13 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xã đi đầu sản xuất lúa

Thứ hai - 15/09/2014 22:35
Gio Quang không phải là xã điểm, không có đồi núi, cây công nghiệp... Vậy mà Gio Quang đang đứng thứ nhất tỉnh về tổ chức SX lúa.
 
Xã đi đầu sản xuất lúa
Xã Gio Quang đứng đầu về cơ giới hóa sản xuất NN


Đếm tiền giữa đồng

Tháng 9, vụ HT ở xã Gio Quang lúa vừa chín tới, vàng trĩu hạt. Tiếng máy gặt đập liên hợp vang lên giữa đồng ruộng như công trường, trên bờ tư thương ngồi đợi thu mua lúa. Vừa lái máy gặt, anh Nguyễn Văn Được vừa hát “công trường tấp nập em thấy đông vui quá!”.

Mà đông vui thật, cả xã đều ra đồng thu hoạch lúa. Trời thương nên thêm một vụ HT nữa bà con được mùa. Chủ nhiệm HTX Vinh Quang Thượng, ông Nguyễn Văn Minh cười mãn nguyện nói, hôm qua anh em đi nghiệm thu lúa thấy mà mừng khấp khởi trong bụng, khiêm tốn mà tính thì năng suất vụ này đạt hơn 52 tạ/ha, hơn vụ HT năm trước 4 tạ/ha.

Thấm thoắt câu chuyện chưa xong thì chiếc máy gặt đập liên hợp của Được dừng lại để tư thương đến bốc lúa lên ô tô đợi sẵn. Bán lúa ngay giữa đồng với giá 8 ngàn đồng/kg, Được cầm xấp tiền mới toanh đếm rồi đưa vợ cất vào túi áo.

Lúa được mùa, được giá, vợ chồng Được ngời ngời hạnh phúc. Vụ này gia đình Được làm 1 ha lúa thu về 40 triệu đồng. Thêm tiền gặt dịch vụ cho bà con nên tổng cộng thu về hơn 100 triệu đồng. Một con số làm được sau một vụ khiến không ít gia đình phải mơ ước.

Song đi tìm “vua lúa” của Gio Quang bà con ai cũng "bình chọn" anh Trần Duy Tư ở làng Vinh Quang Thượng. Mới 35 tuổi mà Tư làm ăn rất bài bản, có đầy đủ máy móc cơ giới phục SX. Mỗi vụ Tư gieo 7 ha lúa, trung bình thu về 35 tấn. Với giá hiện tại sau khi trừ chi phí đầu tư 50%, Tư lãi được 140 triệu đồng. Gần chục năm qua “ngôi vua” này không ai qua được Tư.

Sản xuất hàng hóa

Hiện gần 100% diện tích lúa của xã Gio Quang đều trồng lúa chất lượng, ngắn ngày, bà con thích nhất là giống HC95, RVT và Thảo dược VH1... Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Gio Quang, ông Nguyễn Hữu Chính cho biết, vụ này toàn xã có 400/420 ha lúa chất lượng, là xã trồng lúa chất lượng lớn nhất tỉnh.

Khi làm lúa CLC thì hạt gạo trở thành hàng hóa, SX để bán chứ không chỉ phục vụ lương thực tại chỗ. SX đồng bộ từ giống, làm đồng, thu hoạch và chế biến nên dễ tiêu thụ. 100% diện tích lúa đã được cơ giới hóa (CGH).

Cả xã hiện có 490 chiếc máy nông nghiệp các loại, trong đó 80 máy Kubuta hiện đại, công suất lớn, 5 máy gặt rải hàng, 20 máy gặt đập liên hợp. Ngoài ra còn có thêm 8 máy xay xát có công suất lớn làm dịch vụ chế biến và tiêu thụ nông sản. 

08-58-06_gio-qung-2

Năng suất lúa HT 2014 Quảng Trị đạt khá cao

Nhờ đẩy mạnh CGH, vụ HT ở Gio Quang triển khai sớm hơn địa phương khác 10 ngày và chỉ diễn ra chỉ 1 tuần. Bình quân 1 chiếc máy gặt giải quyết được 4 ha/ngày nên lịch trình thời vụ được rút ngắn, chi phí SX giảm.

Ông Chính phân tích, mỗi sào ruộng gặt bằng máy hết 120 ngàn đồng, trong khi đó gặt thủ công mất đến 2 công với giá khoảng 400 ngàn đồng. SX CGH thì 1 ha lúa nông dân giảm được chi phí 4 triệu đồng/vụ so với làm thủ công, cả xã giảm được 1,6 tỷ đồng/vụ và giảm hơn 3 tỷ đồng/năm.

Sau khi rút ngắn được thời vụ, chủ nhân của 20 chiếc máy cày và gặt đập liên hợp tạo thành tổ làm dịch vụ cho các địa phương khác. Tổ máy ra đời nhằm hỗ trợ, liên kết SX, bao tiêu trọn gói cho từng cánh đồng. Có một tổ trưởng đảm nhận công việc ký kết các hợp đồng dịch vụ cho tổ liên kết máy cày hoạt động và người này được hưởng 5% tổng số tiền dịch vụ. 

Tổ dịch vụ làm đất và thu hoạch bằng CGH ở đây được tổ chức bài bản. Khi đã phục vụ hoàn thành nhu cầu của bà con trong xã, tổ này ra tỉnh Quảng Bình, vào tỉnh TT - Huế hay ra miền Bắc tiếp tục làm dịch vụ. Mùa vụ của 3 tỉnh cách nhau khoảng 7 - 10 ngày nên các chủ máy dễ chủ động công việc.

Hiệu quả kinh tế của tổ dịch vụ làm đất, gặt đập liên hợp rất cao. Mỗi vụ SX sau khi đã trừ các chi phí chủ mỗi máy kiếm được từ 120 - 150 triệu đồng, mỗi năm thu về 300 - 400 triệu đồng. Đây là một nguồn thu rất lớn trong SXNN mà rất ít địa phương nào ở Quảng Trị đạt được. Kinh phí đầu tư một chiếc máy nông nghiệp cần khoảng 600 - 800 triệu đồng, nhưng chỉ sau 5, 6 vụ SX là có thể thu hồi vốn...

Hoàn thành thu hoạch trước 15/9

Ông Nguyễn Văn Bài, GĐ Sở NNPTNT Quảng Trị cho biết vụ HT 2014 toàn tỉnh gieo cấy gần 23 ngàn ha lúa, chủ yếu giống ngắn ngày.

Mặc dù diễn biến thời tiết hạn hán bất thường song vụ này được mùa hơn vụ HT 2013, năng suất lúa toàn tỉnh ước đạt 48 tạ/ha, tăng hơn vụ HT 2013 đến 6 tạ/ha. Vì hạn nặng kéo dài nên thời vụ bị kéo dài 1 tuần, ông Bài đề nghị các địa phương đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa, đảm bảo hoàn thành trước 15/9 để tránh lũ.

Nguồn: nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 319

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 318


Hôm nayHôm nay : 58179

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1315660

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74362631