15:15 EST Thứ năm, 02/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

12 loại bệnh thủy sản phải công bố

Thứ năm - 16/08/2012 05:42
Danh mục 12 loại bệnh thủy sản phải công bố dịch là nội dung Thông tư số 38/2012/TT-BNNPTNT và có hiệu lực từ ngày 16-9-2012 vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) ký quyết định ban hành.

Theo Thông tư, danh mục các bệnh thủy sản phải công bố dịch gồm: Bệnh đốm trắng ở tôm sú, tôm chân trắng, tôm hùm, cua biển; hội chứng Taura ở tôm chân trắng; bệnh đầu vàng ở tôm sú, tôm chân trắng; bệnh hoại tử cơ ở tôm chân trắng; bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô ở tôm sú, tôm chân trắng; bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép, cá chép Koi, cá vàng, cá trắm cỏ; bệnh do KHV (Koi Herpesvirus) ở cá chép, cá chép Koi; bệnh hoại tử thần kinh ở cá song, cá mú, cá vược, cá chẽm; hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm nuôi; bệnh sữa ở tôm hùm; bệnh gan thận mủ ở cá da trơn và bệnh do Perkinsus ở tu hài, hàu cửa sông, nghêu, ngao.

Bệnh gan mủ ở cá da trơn là 1 trong 12 bệnh thủy sản phải công bố dịch.

Bộ NN và PTNT cũng cảnh báo: Để hạn chế sự lây lan của các loại dịch bệnh này, người nuôi thủy sản cần chú ý đến chất lượng môi trường nước, không thay đổi các yếu tố môi trường như độ mặn, pH, độ trong, NH3, NO3… Các địa phương có nuôi thủy sản khi xuất hiện các loại bệnh này cần phải công bố dịch ngay để kịp thời có biện pháp khống chế và hạn chế lây lan ra diện rộng, gây thiệt hại, ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản.
Việc dập dịch nhanh là điều kiện tốt để kiểm soát được vùng bị dịch. Việc khoanh vùng ổ dịch để áp dụng các biện pháp đặc biệt dập dịch tại vùng đó, không cho mầm bệnh phát tán đi nơi khác gây ổ dịch mới. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất hiện nay là ở chỗ công tác phòng chống, kiểm soát, dập tắt dịch bệnh trong thủy sản chưa được đầu tư đúng mức hoặc hoạt động không hiệu quả.
Thời gian qua, dịch bệnh thủy sản vẫn thường xuyên xảy ra, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Đặc biệt nhất là dịch bệnh ở tôm, mặt hàng chiến lược có giá trị xuất khẩu lớn nhưng lại là loài nuôi chứa đựng nhiều rủi ro nhất vì dịch bệnh luôn đứng trước nguy cơ bùng phát.
Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính trên con tôm xuất hiện tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long từ năm 2010 và đến năm 2011 bùng phát thành dịch trên diện rộng, tập trung ở các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Bến Tre. Năm 2012, dịch bệnh bùng phát thêm ở các tỉnh Trà Vinh, Kiên Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Ước tính dịch bệnh trên tôm từ đầu năm đến nay đã khiến người nuôi tôm bị thiệt hại khoảng 5.500 tỉ đồng.
Nguyễn Kiểm
Theo qdnd.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 46


Hôm nayHôm nay : 24277

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 43747

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73090718