14:23 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

20 tuổi lập nghiệp: Sớm hay muộn?

Thứ bảy - 06/10/2012 04:39
Rút ngắn thời gian học tập THPT để giảm bớt thời gian học lý thuyết, giúp giới trẻ có thể trưởng thành sớm hơn, các em khi ra đời có thể học tiếp… là những vấn đề đang được dư luận xã hội quan tâm trong thời gian gần đây.

 

Mặc dù với tâm lý “chuộng” bằng cấp tại Việt Nam hiện nay, không ít sĩ tử và các bậc phụ huynh đặt ra mục tiêu phải vào bằng được đại học nhưng cũng có nhiều gia đình vẫn mong muốn con em mình được đi làm sớm để không lãng phí tiền bạc, thời gian, công sức của gia đình và chính bản thân các em.

 

Hiểu được mong muốn này, FPT Polytechnic - Hệ cao đẳng thực hành thuộc Trường đại học FPT triển khai mô hình đào tạo “Thực học - Thực nghiệp” phù hợp với lực học của phần đông các sĩ tử có học lực trung bình ở bậc phổ thông. Với một chương trình học thiên về thực hành và thời gian học được rút ngắn xuống 2 năm, FPT Polytechnic là một môi trường học tập thú vị cho mỗi sinh viên, giúp sinh viên đẩy nhanh quá trình học tập để có thể lập nghiệp ở tuổi 20.

 

Phương pháp học thực hành giúp sinh viên hứng thú hơn với việc học

 

Hiện nay, một số nước tiên tiến đã gần như xem 3 năm học THPT là dự bị đại học, các em học sinh đã được hướng nghiệp ngay từ lớp 10. Do đó, có thể xem 3 năm học THPT là 3 năm tích lũy lý thuyết, quá trình học tiếp theo sẽ bổ sung cho các em những kỹ năng cần thiết cho công việc sau này. Nắm bắt được điều này, FPT Polytechnic coi 2 năm học tại trường là 2 năm thực hành của sinh viên để chuẩn bị thật tốt cho công việc sau khi ra trường.

 

FPT Polytechnic sử dụng phương pháp đào tạo qua dự án (project based training), 80% thời gian học là thực hành, sinh viên sẽ đóng vai trò như người đi làm, còn thầy cô là người định hướng và giải đáp thắc mắc, trợ giúp cho các em hoàn thành tốt dự án được giao từ đầu mỗi học kỳ.

 

Ngoài giờ học trên lớp, các em cũng cần phát huy tinh thần tự học bằng cách nghiên cứu thêm tài liệu trên thư viện, thư viện điện tử của trường hay tự mình khám phá những điều thực tế bên ngoài để đáp ứng yêu cầu học tập. Nhờ đó mà mỗi sinh viên sẽ phát hiện và phát huy thêm được những ưu điểm của mình. Việc học nhờ đó mà thêm nhiều hứng thú.

Sinh viên FPT Polytechnic trong một giờ thực hành.
Sinh viên FPT Polytechnic trong một giờ thực hành.
 

Sinh viên Huỳnh Mạnh Hùng chia sẻ: “Điều khiến em thích nhất ở FPT Polytechnic là những giờ học thực hành. Các giờ học này khiến chúng em không buồn chán mà trái lại rất thú vị. Mỗi tiết học lý thuyết, chúng em luôn tập trung nghe giảng để giờ thực hành có thể áp dụng luôn kiến thức vừa học. Sau giờ học trên lớp, chúng em lại sử dụng những lý thuyết vừa học, kỹ năng vừa thực hành để cùng nhau họp nhóm làm bài tập dự án. Điều gì còn chưa hiểu, em lại viết email hỏi thầy cô, bạn bè. Em cũng như nhiều bạn khác, đều tự tin với phương pháp học thực hành hiện đại này”.

 

Thời gian học tập ngắn, ra trường sớm sẽ là một lợi thế cho sinh viên

 

Thời gian học tập tại FPT Polytechnic chỉ gói gọn trong vòng 2 năm, ngắn hơn khoảng 1năm so với các trường cao đẳng khác. Vì thời gian học ngắn, quá trình học lại diễn ra liên tục trong 6 kỳ liên tiếp không có nghỉ hè, mỗi sinh viên phải tập trung tích lũy kiến thức và kỹ năng tối đa trong mỗi giờ học và giờ thực hành.

 

Với thời gian học tập này, độ tuổi trung bình của sinh viên khi tốt nghiệp FPT Polytechnic là khoảng 20 tuổi. Đây là một lợi thế dành cho sinh viên FPT Polytechnic. Mặt khác, sinh viên ra trường sớm và sẽ tích lũy nhiều hơn những trải nghiệm với môi trường thực tế.

 

Kết thúc 2 năm đào tạo ở FPT Polytechnic, sinh viên có thể nhanh chóng hòa nhập vào xã hội, cọ xát với thực tế bên ngoài. Những khó khăn, vấp ngã đầu đời không chỉ là những bài học mà không có bất cứ trường học nào đào tạo, mà còn giúp các em tích lũy một kho tàng kiến thức và kinh nghiệm phong phú. So với những sinh viên ra trường muộn, các em sẽ sớm trưởng thành và tự tin hơn với bản thân mình. Đây chính là một trong những mục tiêu của FPT Polytechnic trong việc đào tạo sinh viên.

Thời gian học tập được rút ngắn là một lợi thế cho sinh viên FPT Polytechnic.
Thời gian học tập được rút ngắn là một lợi thế cho sinh viên FPT Polytechnic.
 

Hiện FPT Polytechnic đang tuyển sinh khóa 9.1 trên toàn quốc với các chuyên ngành: Thiết kế web, Ứng dụng phần mềm, Kế toán doanh nghiệp, QTDN - Nhân sự và Văn phòng, QTDN - Marketing và Bán hàng. Hạn nộp hồ sơ: 30/10/2012.

 

Để giúp độc giả trao đổi thêm với các đại diện của FPT Polytechnic về các vấn đề lập nghiệp và tìm hiểu thông tin tuyển sinh của FPT Polytechnic trong đợt tuyển sinh này, FPT Polytechnic phối hợp cùng báo điện tử Dân trí tổ chức buổi tư vấn vào 14h ngày 9/10/2012 với chủ đề “20 tuổi lập nghiệp - Sớm hay muộn?”.
 
 
Độc giả quan tâm có thể gửi câu hỏi tham gia
 

Thông tin khách mời

 

TS Đàm Quang Minh - Giám đốc FPT Polytechnic Việt Nam. Bảo vệ Tiến sĩ tại CHLB Đức, khi về nước, ông từng công tác tại vị trí Trợ lý TGĐ FPT và Giám đốc chương trình hợp tác quốc tế giữa ĐH FPT và Đại học Greenwich (Anh) và hơn 5 năm kinh nghiệm làm việc tại khối giáo dục FPT. Ông cũng có nhiều ý kiến đóng góp, phản biện về các vấn đề giáo dục và xã hội trên các tạp chí của Việt Nam.

 TS Đàm Quang Minh - Giám đốc FPT Polytechnic Việt Nam.
 TS Đàm Quang Minh - Giám đốc FPT Polytechnic Việt Nam.
 
Bà Lê Thị Hồng Hạnh - Giám đốc FPT Polytechnic TPHCM. Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, bà hiện là Giám đốc FPT Polytechnic Hồ Chí Minh, Giám đốc chương trình liên kết quốc tế của Đại học FPT và Đại học Greenwich (Anh), có 6 năm kinh nghiệm làm việc tại khối giáo dục FPT với nhiều đóng góp nhiệt huyết trong hệ thống.
 
Bà
Bà Lê Thị Hồng Hạnh - Giám đốc FPT Polytechnic TPHCM.
 

 Theo Dân Trí


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: thời gian

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 410


Hôm nayHôm nay : 53681

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 619843

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70847158