19:56 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ai gỡ khó cho nhà nông?

Thứ bảy - 28/07/2012 09:31
Liên tục những tháng gần đây các cấp, các ngành lao vào tìm cách cứu doanh nghiệp. Trong 2 ngày liên tiếp, tại 2 thành phố lớn nhất cả nước những hội nghị cùng chủ đề tìm giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đã được diễn ra. Điều đáng nói là những khó khăn chung của nền kinh tế không chỉ có mình doanh nghiệp gánh chịu mà những nông dân những người trực tiếp làm ra sản phẩm cũng đang phải đối mặt với khó khăn thách thức.
 
Nông dân một số tỉnh buộc đưa ra quyết định
 hoặc ngừng sản xuất hoặc phải mang sản phẩm của mình
ra để thế chấp cho ngân hàng
Ảnh: Hoàng Long
Xin thế chấp heo... để lấy tiền mua cám
 
Những khó khăn của ngành chăn nuôi có lẽ đã lên tới đỉnh điểm khi mà nông dân một số tỉnh buộc đưa ra quyết định hoặc ngừng sản xuất hoặc phải mang sản phẩm của mình ra để thế chấp cho ngân hàng để có khoản tiền nho nhỏ đầu tư tái sản xuất. Theo Hiệp hội chăn nuôi của tỉnh Đồng Nai: Do thua lỗ lâu dài, nhiều chủ trại đã không còn đủ tiền mua cám cho heo và họ đang đề nghị Hiệp hội làm việc với ngân hàng cho họ thế chấp heo để lấy tiền mua cám cho heo ăn. Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội, người trực tiếp nhận được những kiến nghị của nông dân đã cùng nông dân đến gõ cửa các ngân hàng. Tuy nhiên, đại diện Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai đã từ chối đề xuất này với lý do: Họ không kiểm soát được đàn heo của người dân. Theo Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam, hiện giá heo chỉ còn 34.000-38.000 đồng/kg nên mỗi kg heo bán đi người dân lỗ 7.000-10.000 đồng. Ước tính thiệt hại mà người chăn nuôi phải chịu do giá heo giảm lên đến 2.000-2.500 tỉ đồng/tháng và sẽ lên đến 5.000 tỉ đồng/tháng nếu giá heo tiếp tục thấp đến tháng 9.
 
Nhiều người chăn nuôi heo cho rằng, hiện nay người chăn nuôi không sợ dịch bệnh mà sợ "dịch giá”, bởi hiện giá sản phẩm này đang xuống thấp chóng mặt khiến người dân càng nuôi càng lỗ. Giá cả mặt hàng nông nghiệp đang tụt dốc thê thảm không chỉ có ở ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm mà còn ở các loại thủy hải sản khác. Một đại diện của Sở Công thương tỉnh An Giang cho biết, do tình hình thua lỗ trong sản xuất nên người nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh "treo” ao ít nhất là 10% diện tích nuôi. Tương tự, người trồng lúa cũng đang gặp không ít khó khăn vì giảm giá dù Nhà nước đã triển khai mua dự trữ lúa gạo để giảm bớt câu chuyện được mùa rớt giá cho người dân.
 
Mới chỉ "gỡ” cho doanh nghiệp?
 
Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã không ít lần nhắc đi nhắc lại rằng: khi nền kinh tế gặp khó khăn, nếu những ngành khác bị vỡ kế hoạch ảnh hưởng nhiều mặt đến kinh tế thì chính ngành nông nghiệp và những người nông dân là những người cứu cánh cho nền kinh tế. Tuy nhiên, điều đáng buồn theo tiến sĩ Sơn, Nhà nước vẫn chưa ban hành được những chính sách cần thiết để hạn chế thấp nhất những "thương tích” cho nông dân, những người thường chịu thiệt thòi nhất khi có biến động thị trường. Những thương tích mà nông dân những người trực tiếp làm ra sản phẩm phải gánh chịu đó là, họ không có vốn sản xuất, thường vay tiền để mua giống, phân bón... và làm theo kiểu ăn trước trả sau. Như vậy, nếu được mùa, được giá thì họ sẽ trả được những khoản nợ cũ, nhưng được mùa rớt giá, mất mùa thì họ sẽ khốn đốn vô cùng.
 
Có thể nói các cấp các ngành luôn thấu hiểu những người nông dân, người trực tiếp sản xuất luôn là những người chịu nhiều thiệt thòi nhất cho nên nhiều cơ chế hỗ trợ đã được vạch ra. Đặc biệt mô hình liên kết "4 nhà” đã được đưa ra áp dụng để hạn chế thấp nhất những tổn thương cho nông dân nhưng rất khó áp dụng. Một mô hình được coi là dễ áp dụng hơn đó là liên kết giữa doanh nghiệp và người sản xuất cũng đã được đề xuất. Theo mô hình này, doanh nghiệp có trách nhiệm tìm kiếm thị trường, tổ chức thu mua, cung ứng vốn, giống, vật tư, kỹ thuật… cho nhà nông; đồng thời, nhà nông có nghĩa vụ thực hiện đúng quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng thành phẩm, thống nhất thời gian thu hoạch, đảm bảo giá thu mua có lợi cho cả hai bên. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng không mặn mà với sự liên kết này. Bằng chứng là, Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn chưa có tiếng nói chung trong việc xây dựng lợi ích hài hoà giữa doanh nghiệp và nông dân. Như vậy, nói đi nói lại nông dân luôn đứng ở thế yếu, luôn chịu những thiệt thòi và luôn cần những sự hỗ trợ.
 
Như vậy thử hỏi: Liệu người nông dân có chạnh lòng không khi vẫn phải tự mình loay hoay tìm cách tháo gỡ khó khăn? Điều mà ông Trần Văn Chiến, Chủ tịch HTX Chăn nuôi Cổ Đông, TX Sơn Tây, Hà Nội nói sau đây, không biết có khiến các ngành chức năng có quan tâm: Doanh nghiệp gặp khó còn có thể than thở và kiến nghị bộ này, hội nọ giải cứu, còn nhà nông gặp khó biết cầu cứu ai đây?
 
Lục Bình
Nguồn:daidoanket.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: doanh nghiệp, khó khăn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 266

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 265


Hôm nayHôm nay : 53558

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1070829

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72753538