14:23 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bài 1: Ngành chăn nuôi lộ rõ điểm yếu khi đón “sóng” TPP

Thứ sáu - 17/04/2015 03:23
Năm 2015 được nhận định là thời điểm hội nhập sâu của nền kinh tế Việt Nam, nhất là giai đoạn cuối nước ta đàm phán tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi được coi là ngành dễ chịu tổn thương nhất khi làn sóng TPP ùa về. Vậy, ngành chăn nuôi Việt Nam chủ động đón làn sóng này như thế nào?
Trong bối cảnh hội nhập sâu, ngành chăn nuôi Việt Nam đã và đang lộ rõ điểm yếu như quy mô nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ cao, năng suất thấp, giá thành sản phẩm cao, chưa giải quyết triệt để dịch bệnh... Điều đó đã tạo ra không ít áp lực cho cả cơ quan quản lý và người nông dân. 
Mạnh ai nấy làm
Là một trong những lĩnh vực quan trọng của ngành nông nghiệp, chăn nuôi đang được Bộ NN&PTNT cũng như các địa phương định hướng chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng trong cơ cấu ngành so với trồng trọt. Tuy nhiên, dù đã cố gắng, song nhiều năm nay, ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn loay hoay ở quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Theo đánh giá của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tới 40 – 50% tổng sản lượng chăn nuôi của cả nước, cá biệt có lĩnh vực tỷ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tới 60% như trâu, bò… Thống kê chưa đầy đủ, cả nước hiện chỉ có khoảng 23.000 trang trại đạt doanh thu từ 500 triệu đồng trở lên, ít hơn nhiều so với các nước.
Chăn nuôi nhỏ lẻ tại xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ.
Chăn nuôi nhỏ lẻ tại xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ.
TS Trần Công Xuân – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam nhận định, điểm yếu của ngành chăn nuôi hiện nay là quy mô tự phát, nhỏ lẻ chiếm chủ yếu, trong khi nhận thức về khoa học kỹ thuật và thị trường còn hạn chế. Thêm vào đó, tình trạng chăn nuôi theo "phong trào" còn phổ biến. Đó là khi giá sản phẩm tăng, nông dân ồ ạt phát triển đàn khiến cung cao hơn cầu, dẫn tới giá bán thấp, người chăn nuôi thua lỗ. Lúc đó, người chăn nuôi lại đua nhau giảm quy mô, thậm chí bỏ chuồng dẫn tới cung thấp hơn cầu. “Ngành chăn nuôi của Việt Nam vận động theo quy luật hình sin, lúc lên lúc xuống, mạnh ai nấy làm. Đặc biệt, thị trường do thương lái điều tiết nên cả người chăn nuôi và người tiêu dùng đều chịu thiệt thòi” – TS Trần Công Xuân chia sẻ.
Theo ông Hoàng Thanh Vân – Cục trưởng Cục Chăn nuôi, khó khăn lớn của ngành chăn nuôi hiện nay là thiếu sự phối hợp giữa người sản xuất và thị trường để tạo ra chuỗi liên kết ổn định. Để tiếp cận thị trường, người chăn nuôi vẫn phải qua khâu trung gian. Do đó, thu nhập, giá trị gia tăng chưa lớn, thậm chí có những lúc thua lỗ, gây khó khăn cho người chăn nuôi và tạo ra tâm lý không muốn tái đàn, không muốn tăng đàn, dẫn tới giá cả chăn nuôi biến động. Đến nay, mô hình liên kết chuỗi sản xuất – tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi an toàn mới bước đầu hình thành tại một số tỉnh, TP như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương… nhưng số lượng còn hạn chế.
Thiếu liên kết, đầu ra kém ổn định đã từng gây cho ngành chăn nuôi Việt nhiều phen sóng gió. Có một thời gian dài giá mặt hàng chăn nuôi xuống thấp khiến người chăn nuôi lỗ nặng. Đáng chú ý, từ đầu năm 2012 đến đầu năm 2014, theo thống kê của Hội Chăn nuôi Việt Nam, ngành chăn nuôi trong nước thua lỗ tới khoảng 27.000 tỷ đồng. Trong đó, ở thời điểm đầu năm 2014, chăn nuôi gà bị lỗ khoảng 15%, trứng lỗ hơn 30%. Dù xu hướng thua lỗ đã giảm và có chiều hướng khởi sắc bắt đầu từ cuối năm 2014 đến nay, song đó vẫn là bài học cho nhiều người chăn nuôi. Mới đây nhất, câu chuyện về người nông dân “ế” sữa tươi tại một số vùng chăn nuôi bò sữa ở ngoại thành Hà Nội và các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên cũng là một ví dụ điển hình về tình trạng phát triển “nóng” đàn vật nuôi trong khi chưa có đầu ra ổn định.
Chi phí cao, năng suất thấp
Theo Quyết định 10/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu tăng trưởng của ngành chăn nuôi giai đoạn 2010 - 2015 đạt khoảng 6 - 7%/năm và giai đoạn 2015 - 2020 đạt khoảng 5 - 6%/năm. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, tăng trưởng của ngành chăn nuôi không đạt yêu cầu đề ra.


Một điều dễ nhận thấy là ngành chăn nuôi Việt Nam hiện nay đang khá phụ thuộc về những vật tư đầu vào như con giống, thức ăn, thuốc thú y nên chi phí đầu tư cho sản xuất thường cao. Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước phụ thuộc vào nhập khẩu tới 50% nguồn nguyên liệu. Ước tính mỗi năm, chúng ta phải nhập trên 8 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, trị giá trên dưới 3 tỷ USD, chủ yếu từ các nước Argentina, Mỹ, Ấn Độ, Brazil… Trong đó, các loại nguyên liệu giàu đạm như khô dầu đậu tương, bột xương thịt, bột cá nhập khẩu 90% và khoáng chất, vitamin nhập tới 100%. Về thuốc thú y, mỗi năm nước ta cũng phải nhập một lượng lớn để phục vụ chăn nuôi trong nước, nhất là vaccine. Theo số liệu của Liên minh Nông nghiệp – mạng lưới các chuyên gia và tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam, hiện nay 80% vaccine được cấp phép lưu hành tại Việt Nam có nguồn gốc nhập khẩu từ 17 quốc gia trên thế giới. Ông Nguyễn Trọng Long – Chủ nhiệm HTX Chăn nuôi Hoàng Long (xã Tân Ước, huyện Thanh Oai) cho biết, theo tính toán, để sản xuất ra 1kg lợn hơi hiện nay lên tới 42.000 đồng. Đó là trong trường hợp tự chủ cơ bản được thức ăn chăn nuôi và sản xuất theo quy mô lớn, còn đối với việc phụ thuộc vào nguồn thức ăn bên ngoài và chăn nuôi nhỏ lẻ thì giá thành còn cao hơn nhiều. Còn theo đại diện Cục Chăn nuôi, so với các nước khác, giá thành thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam luôn cao hơn 10%.
Không chỉ chi phí sản xuất cao hơn, một trong những điểm yếu cố hữu của ngành chăn nuôi là năng suất thấp. Trong đó phải kể đến chất lượng con giống chưa đảm bảo. TS Nguyễn Thanh Sơn – Viện trưởng Viện Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, 3 điểm yếu lớn nhất của ngành chăn nuôi Việt Nam là phát triển thiếu bền vững về năng suất, giá cả, chất lượng con giống thấp và hình thức tổ chức chăn nuôi kiểu cũ. Theo thống kê, trong số 20 nước có tổng đàn heo nái đứng đầu thế giới, Việt Nam đứng cuối bảng về năng suất sinh sản. "Trong khi năng suất sinh sản của lợn giống các nước như Mỹ, Thái Lan, Trung Quốc… đạt 25 – 26 con/lứa thì ở Việt Nam vẫn ì ạch ở mức 17 – 20 con" - ông Sơn cho biết thêm.
Tại Hà Nội - địa phương đứng đầu cả nước về tổng đàn gia súc, gia cầm với trên 1,4 triệu con lợn, hơn 25 triệu con gia cầm, những năm qua, chương trình phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm cũng được TP chú trọng đầu tư. Tuy nhiên hiện nay, chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm chủ yếu. Ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở NN&PTNT nhận định, năng suất sản phẩm chăn nuôi còn thấp so với các nước tiên tiến do chăn nuôi còn chưa được đầu tư áp dụng công nghệ cao. Chất lượng giống vật nuôi đã được cải thiện nhưng chưa cao. 
(còn nữa)
Bài, ảnh: Thắng Văn
nguồn:kttd.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 140


Hôm nayHôm nay : 37396

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1203752

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72886461