04:23 EST Chủ nhật, 22/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bảo hiểm y tế toàn dân: Vẫn còn nhiều rào cản

Chủ nhật - 01/07/2012 10:38
Năm 2012 vừa tròn 20 năm Việt Nam triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (BHYT). Đặc biệt sau 3 năm Luật BHYT đi vào cuộc sống, hàng triệu người đã được thụ hưởng chính sách ưu việt này. Tuy vậy vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc đang là rào cản để nước ta tiến tới BHYT toàn dân.

 


Thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Huyền Linh

Chính sách ưu việt…

Bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế) cho biết, tính đến ngày 31-12-2011, cả nước đã có 55,9 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ 63,7%, trong đó người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội đã được quan tâm trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ y tế. Số lượt khám chữa bệnh ngày càng tăng, quyền lợi của người tham gia BHYT ngày càng được bảo đảm và phạm vi dịch vụ ngày càng mở rộng theo sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật trong y tế; công tác tổ chức khám chữa bệnh và thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT được cải thiện đáng kể về quy trình, thủ tục… Việc mở rộng cơ sở khám chữa bệnh BHYT, nhất là việc tổ chức khám chữa bệnh BHYT tại tuyến xã, đã tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia BHYT trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế ngay từ tuyến y tế cơ sở. 

Bộ Trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá, BHYT  là chính sách xã hội quan trọng hàng đầu, mang ý nghĩa nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc. "Một trong những chủ trương ưu việt của Chính phủ Việt Nam là Nhà nước hỗ trợ hoàn toàn việc mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, người trong diện chính sách và hỗ trợ 70% kính phí cho hộ cận nghèo. So sánh với một số nước như Thái Lan hỗ trợ cho nông dân 50% mức đóng phí BHYT, Trung Quốc hỗ trợ 2/3 mức đóng phí bảo hiểm cho người lao động tự do, trong khi thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc thì đây là một nỗ lực rất lớn của Chính phủ Việt Nam phòng tránh rủi ro tài chính cho người nghèo, đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao" - Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh.

Với quyết tâm thực hiện nghiêm Luật BHYT, năm nay, Bộ Y tế đã lấy chủ đề hành động là "Tăng cường trách nhiệm, thực hiện nghiêm pháp luật về BHYT, tiến tới BHYT toàn dân". Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng, đây cũng là cơ hội để khẳng định quyết tâm huy động sức mạnh của toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về BHYT nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức của các tổ chức, cá nhân về thực hiện Luật BHYT. Năm nay, vấn đề truyền thông về BHYT sẽ được đẩy mạnh, trong đó tập trung vào tuyên truyền, vận động người thuộc hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên, người lao động trong các doanh nghiệp tham gia BHYT để người dân biết được quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ khi tham gia BHYT.

… nhưng vẫn vướng mắc

Tuy đã đạt được những bước tiến nhất định nhưng việc thực hiện Luật BHYT hiện vẫn còn nhiều hạn chế vướng mắc. Đây chính là thách thức trong lộ trình thực hiện BHYT toàn dân, trong đó đáng chú ý là việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT còn chậm, đến nay số đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT mới chỉ đạt 75,6%. "Hiện nay cả nước vẫn còn hơn 6 triệu người lao động trong các doanh nghiệp chưa tham gia BHYT. Cùng với đó mới chỉ có khoảng 25% trong số gần 6 triệu người thuộc diện hộ cận nghèo tham gia BHYT, cho dù người cận nghèo đã được Nhà nước hỗ trợ 70% phí tham gia BHYT, thậm chí một số địa phương ở khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long… với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và ngân sách địa phương còn được hỗ trợ tới 90% phí tham gia BHYT, nhưng tỷ lệ người cận nghèo tham gia BHYT vẫn rất thấp. Đối tượng tự nguyện tham gia BHYT thấp, vẫn còn tình trạng "lựa chọn ngược", chỉ có người ốm, người bị bệnh mới tham gia BHYT. Mặc dù cả nước đã có trên 55,9 triệu người tham gia BHYT, nhưng khu vực doanh nghiệp mới có 51,3% người lao động tham gia BHYT"- bà Tống Thị Song Hương thẳng thắn đánh giá.

Bác sĩ Bệnh viện Thanh Nhàn khám, kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân có bảo hiểm y tế.

Lý giải cho thực trạng này bà Hương cho rằng, do nhận thức của nhiều người sử dụng lao động, người lao động về chính sách BHYT còn chưa đầy đủ, trong khi đó, công tác thanh tra kiểm tra không thường xuyên, chế tài xử phạt các hành vi vi phạm hành chính chưa đủ mạnh để buộc doanh nghiệp tuân thủ. Thông tin chính sách về việc hỗ trợ BHYT cho hộ cận nghèo vẫn chưa đến được đối tượng một cách đầy đủ, khiến nhiều người không biết mình được hỗ trợ những gì, địa điểm nơi mua thẻ BHYT. Sự phối hợp liên ngành ở các tỉnh, thành phố chưa chặt chẽ, hướng dẫn tổ chức thực hiện chính sách chưa kịp thời; danh sách đối tượng tham gia BHYT được lập chậm, nhất là với nhóm người nghèo, cận nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi.

Trong khi đó, như lãnh đạo ngành y tế thừa nhận, thái độ phục vụ của một bộ phận cán bộ y tế và thủ tục hành chính khám bệnh, chữa bệnh BHYT còn gây không ít bức xúc cho người bệnh; nhiều vướng mắc tại các địa phương trong việc cấp đổi thẻ BHYT, thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT chưa được giải quyết kịp thời; vẫn còn tình trạng trốn đóng, nợ đóng BHYT làm ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người tham gia BHYT… khiến người dân chưa mặn mà với BHYT.

Đánh giá của ông Lê Bạch Hồng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam cho thấy một vấn đề nữa trong việc triển khai BHYT: Tình trạng lạm dụng Quỹ BHYT với việc chỉ định quá mức các dịch vụ y tế không cần thiết  vẫn diễn ra; cơ chế quản lý giá thuốc chưa hiệu quả nên giá thuốc ở Việt Nam cao hơn giá các nước trong khu vực và liên tục tăng... gây tốn kém cho người bệnh và Quỹ BHYT.

BHYT là để chia đỡ gánh nặng cho bản thân người bệnh cũng như toàn xã hội, nhưng những vấn đề còn thiếu sót tồn tại trên không chỉ tạo thêm gánh nặng cho người dân khi ốm đau mà còn là rào cản trên con đường tiến tới BHYT toàn dân.
Minh Dung
hanoinmoi.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 69


Hôm nayHôm nay : 29973

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 936464

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72619173