15:57 EDT Thứ sáu, 03/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bảo tồn, phát triển lúa mùa nổi

Thứ tư - 19/11/2014 03:25
Ngày 18/11 Trung tâm Nghiên cứu & PTNT (ĐH An Giang) kết hợp với UBND xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn (An Giang) tổ chức hội thảo tổng kết giữa kỳ về kết quả nghiên cứu lúa mùa nổi - màu.
Bảo tồn, phát triển lúa mùa nổi
Trồng lúa mùa nổi ở An Giang thu nhập 14 - 15 triệu đ/ha

Hội thảo nhằm đánh giá và bảo tồn phát triển cây lúa mùa nổi. Đây là giống lúa có nguy cơ tuyệt chủng nguồn gen quý ở ĐBSCL, do bị các giống lúa cao sản ngắn ngày thay thế.

TS Nguyễn Văn Kiền, GĐ Trung tâm Nghiên cứu & PTNT cho biết, cây lúa mùa nổi là đặc sản ở vùng tứ giác Long Xuyên, diện tích gần 100 ha chủ yếu tập trung nhiều ở xã Vĩnh Phước và Lương An Trà, huyện Tri Tôn. Đây là giống lúa thích ứng với vùng biến đổi khí hậu, có thể trồng trong vùng ngập lũ sâu, nước dâng đến đâu cây lúa phát triển đến đó (lúa cao 2,5 - 3 m). Hầu hết nông dân trồng lúa mùa nổi không dùng phân, thuốc BVTV nên hạt gạo đạt độ dinh dưỡng rất cao và an toàn cho người tiêu dùng.

Giống lúa này từ khi gieo sạ đến thu hoạch là 6 tháng. Tuy năng suất thấp, chỉ từ 2 - 2,5 tấn/ha nhưng lợi nhuận khá cao so với SX lúa cao sản. Hiện tại, diện tích trồng lúa mùa nổi ở Tri Tôn được Cty Ecofarm đứng ra bao tiêu sản phẩm giá từ 12.000 - 13.000 đ/kg (tùy loại), giá gạo từ 25.000 - 26.000 đ/kg.

Dự kiến đến năm 2016, diện tích lúa mùa nổi tăng 100 ha, đến 2030 trên 500 ha. Để bảo tồn cây lúa mùa nổi, Phòng NN-PTNT Tri Tôn kết hợp với ĐH An Giang duy trì và cải thiện giống lúa đang canh tác tại địa phương. Tăng cường năng lực cho nông dân áp dụng TBKT trong canh tác, hướng tới thương mại hóa lúa mùa nổi và cải thiện thu nhập cho nông dân.

Theo Nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 218

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 217


Hôm nayHôm nay : 62385

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 185967

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60507924