11:57 EST Thứ tư, 01/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bất chấp khuyến cáo, nông dân Ðăk Nông ồ ạt trồng tiêu

Thứ tư - 15/08/2012 20:22
Nhiều năm qua, giá hạt tiêu trên thị trường luôn ở mức cao, hiện nay đang dao động từ 118 nghìn đến 120 nghìn đồng/kg.
 

 
Một vườn tiêu mới trồng của người dân thôn 5, xã Quảng Tân, huyện Tuy Ðức.  
 
Trong khi đó, nhiều cây trồng chủ lực khác ở Tây Nguyên như cà-phê, điều, cao-su... giá cả không ổn định và hiện đang ở mức thấp, cho nên trong những tháng mùa mưa năm nay nông dân tỉnh Ðác Nông nói riêng, các tỉnh Tây Nguyên nói chung ồ ạt trồng tiêu, bất chấp khuyến cáo của ngành nông nghiệp, dẫn đến nhiều hệ lụy như phá vỡ quy hoạch diện tích cây trồng, gia tăng tình trạng phá rừng, nhất là nguy cơ dịch bệnh bùng phát trên cây tiêu...

Nông dân ồ ạt trồng tiêu

Những ngày đầu tháng 8, trên con đường liên xã dài khoảng 40 km nối từ quốc lộ 14 vào các xã Quảng Tân, Ðác R’tíh, Quảng Tâm đến xã Ðác Búc So, huyện Tuy Ðức, chúng tôi gặp hàng chục nông dân đang chở tiêu giống đi trồng. Dọc hai bên đường là những quả đồi bát úp đất đỏ ba-dan màu mỡ, một số hộ nông dân đang chặt bỏ cây điều xanh tốt chuyển sang trồng tiêu. Tại thôn 5, xã Quảng Tân, chúng tôi gặp gia đình ông Nguyễn Ðình Tùng   đã chặt bỏ hết vườn điều, đang hì hục đào hố trồng tiêu. Trò chuyện với chúng tôi, ông Tùng cho biết: "Gia đình tôi trồng được hai ha điều, ba ha cà-phê. Những năm trước đây bình quân mỗi năm, gia đình tôi thu được năm tấn cà-phê nhân và 2,5 tấn hạt điều. Tuy nhiên, gần đây, vườn điều vào thời kỳ ra hoa thường gặp sương muối và mưa trái mùa cho nên năng suất thấp, mỗi ha chỉ còn thu được vài tạ. Hơn nữa, giá cả cũng bấp bênh cho nên trong mùa mưa năm nay thấy nhiều người trồng tiêu, gia đình tôi đã chặt bỏ toàn bộ hai ha điều chuyển sang trồng tiêu". Do người dân đổ xô trồng tiêu cho nên giá trụ gỗ, tiêu giống tăng cao gấp hai, ba lần so với năm trước nhưng vẫn không có để mua. Theo tính toán của ông Tùng, hiện nay để trồng một ha tiêu phải đầu tư hết 350 triệu đồng tiền mua trụ, tiêu giống, phân bón...

Ðến xã Ðác Búc So, là vùng đất đỏ ba-dan màu mỡ cho nên nhiều hộ nông dân mới vào định cư được khoảng năm năm, nay nhiều hộ trở thành tỷ phú nhờ trồng tiêu. Ðiển hình như gia đình ông Hoàng Văn Sửu, đi kinh tế mới vào xã Ðác Búc So năm 2007 và mua đất trồng được 4,5 ha tiêu, năm vừa rồi gia đình ông thu gần 12 tấn tiêu hạt, trừ chi phí còn lãi hơn một tỷ đồng. Trước lợi nhuận lớn mà cây tiêu mang lại, nhất là giá hạt tiêu đang ở mức cao như hiện nay cho nên trong mùa mưa năm nay nông dân trong xã đã ồ ạt trồng tiêu.

Gia đình anh Ðậu Văn Ðức ở thôn 3, xã Ðác Búc So có ba ha đất sản xuất, trong những năm qua anh đầu tư trồng được hai ha cà-phê, một ha còn lại anh trồng khoai lang Nhật Bản. Ðầu mùa mưa năm nay, thấy nhiều người dân ở địa phương mua trụ về trồng tiêu, anh đã gom hết 100 triệu đồng tích cóp được và vay thêm ngân hàng 150 triệu đồng đầu tư mua trụ gỗ và tiêu giống về trồng. Anh Ðức cho biết, do nguồn tiêu giống khan hiếm cho nên thời gian qua nhiều nông dân trong xã đã lên tận Viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp Tây Nguyên tại tỉnh Ðác Lắc để mua tiêu giống chở về, nhưng vẫn không đủ. Do đó, tại một số địa bàn trong huyện đã xảy ra tình trạng cắt và nhổ trộm tiêu giống, gây thiệt hại nặng nề.

Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (N N và PTNT) huyện Tuy Ðức Ðặng Văn Cương cho biết: Từ đầu mùa mưa đến nay toàn huyện trồng mới gần 300 ha tiêu, nâng tổng diện tích cây tiêu toàn huyện lên 1.000 ha. Việc bà con tự phát mở rộng diện tích cây tiêu cũng đã khiến cho ngành nông nghiệp huyện lúng túng, mặc dù trong thời gian qua phòng đã khuyến cáo bà con không nên ồ ạt trồng tiêu vì chỉ trong một thời gian ngắn diện tích cây tiêu tăng quá "nóng" lại trồng không bảo đảm kỹ thuật, dễ dẫn tới phát sinh dịch bệnh, chết hàng loạt, đồng thời ít nhất phải ba năm nữa cây tiêu mới cho thu hoạch, lúc đó không biết giá cả còn cao như hiện nay hay không. Thế nhưng, bất chấp những khuyến cáo của Phòng NN và PTNT huyện, nông dân vẫn ồ ạt trồng tiêu, làm cho tình trạng phá rừng, mua bán trái phép lâm sản, đất rừng trên địa bàn huyện diễn biến phức tạp và đang trở thành  "điểm nóng".

Những hệ lụy

Theo thống kê của Sở NN và PTNT tỉnh Ðác Nông, từ đầu mùa mưa đến nay nông dân toàn tỉnh đã trồng mới được gần 1.000 ha tiêu, trong đó nhiều nhất là huyện Ðác Mil 360 ha, Tuy Ðức 300 ha... và hiện nay diện tích trồng mới vẫn tăng từng ngày. Do nhu cầu tăng cao đã dẫn tới tình trạng "sốt" trụ tiêu và giống tiêu cho nên đã đẩy giá tăng cao. Ðối với trụ tiêu ở thời điểm tháng 4 có giá từ 180 nghìn đến 200 nghìn đồng/trụ nay tăng lên từ 250 nghìn đến 300 nghìn đồng/trụ. Ðối với tiêu giống có giá từ 20 nghìn đến 25 nghìn đồng/bịch nay đã tăng lên 35 nghìn đến 40 nghìn đồng/bịch nhưng vẫn không có để mua.

Lợi dụng sự khan hiếm tiêu giống, tại một số địa phương trong xã đã xuất hiện tình trạng một số tư thương bán tiêu giống "di động" kém chất lượng, thậm chí tại một số địa phương của huyện Cư Giút và Tuy Ðức còn xảy ra hiện tượng cắt và nhổ trộm tiêu giống, gây lo lắng và thiệt hại nặng nề cho nông dân. Trong những ngày đầu tháng 7 vừa qua, anh Lê Văn Nam, trú tại thôn 2, xã Ðác Sin, huyện Ðác R’lấp đã mua 500 dây tiêu giống từ một xe tải bán rong, được quảng cáo là tiêu Vĩnh Linh đọt đỏ chất lượng cao. Sau một thời gian chăm sóc, gần 400 cây chết không rõ nguyên nhân, buộc phải bỏ ra hơn 15 triệu đồng để mua giống mới trồng lại.

Trao đổi ý kiến với chúng tôi, Phó Giám đốc Sở NN và PTNT Hồ Gấm cho biết: Việc giá tiêu luôn giữ ổn định ở mức cao là điều đáng mừng. Cây tiêu đã giúp nông dân trong tỉnh xóa được đói, giảm được nghèo, nhiều người còn vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, trong mùa mưa năm nay, diện tích cây tiêu trên địa bàn tăng quá "nóng" sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy. Trước mắt là phá vỡ quy hoạch các loại cây trồng của tỉnh. Theo quy hoạch, trên địa bàn tỉnh chỉ giữ ổn định 6.000 ha tiêu nhưng đến nay diện tích cây tiêu toàn tỉnh đã tăng lên 7.769 ha, tăng 1.769 ha. Việc phát triển diện tích cây tiêu nằm ngoài quy hoạch và trồng, chăm sóc không bảo đảm  kỹ thuật dễ phát sinh các loại dịch bệnh làm các vườn tiêu chết hàng loạt. Thực tế tại các địa phương trong tỉnh đã xảy ra tình trạng này, gây thiệt hại nặng nề cho nông dân. Bên cạnh đó, việc người dân ồ ạt trồng tiêu làm cho hàng trăm ha rừng tự nhiên bị chặt phá nặng nề để lấy trụ trồng tiêu. Theo thống kê của Chi cục kiểm lâm tỉnh, chỉ trong bảy tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh đã có hơn 177 ha rừng tự nhiên bị chặt phá để lấy gỗ làm trụ tiêu và đất sản xuất. Hiện nay, tình trạng phá rừng trên địa bàn tỉnh vẫn đang diễn ra hết sức nóng bỏng và có chiều hướng gia tăng. Mặt khác, việc người nông dân ồ ạt trồng tiêu bất chấp khuyến cáo của ngành nông nghiệp tỉnh dễ dẫn đến tình trạng khủng hoảng thừa, mất giá. Ðiệp khúc "trồng - chặt, chặt - trồng" vẫn là bài học chưa muộn đối với nông dân trên địa bàn tỉnh Ðác Nông.

Bài và ảnh: NGUYỄN CÔNG LÝ


Nguồn:nhandan.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 93

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 92


Hôm nayHôm nay : 16790

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 16790

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73063761