19:52 EDT Thứ bảy, 04/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bình Định: Nông dân vẫn khóc bên ruộng dưa bội thu

Thứ hai - 07/04/2014 22:13
Đó là tình cảnh của người trồng dưa hấu ở tỉnh Bình Định đang gặp phải. Trong khi, cảnh ùn tắc tại cửa khẩu vừa được khai thông thì dưa hấu lại tiếp tục bị tắc vì vướng vào quy định tải trọng vận chuyển khiến nông dân chết dở sống dở.

Khóc ròng vì dưa bán không ai mua

Năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi nên các vựa dưa hấu tại địa bàn các huyện Tuy Phước, Vân Canh, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh, Phù Mỹ… tỉnh Bình Định đều trúng mùa lớn. Năng suất đạt trung bình từ 20-25 tấn/ha. Thế nhưng, do đầu ra bị tắc khiến giá dưa hấu rẻ như bèo. Dưa không bán được khiến người trồng dưa khóc ròng vì thua lỗ nặng.
 

 

Dưa chất đống bán không ai thèm mua
Dưa chất đống bán không ai thèm mua

 

 

Anh Lâm Trường Hận (xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định), cho biết: “Vụ mùa dưa hấu Đông Xuân này gia đình đã mạnh dạn đầu tư 2 ha cho thu hoạch gần 60 tấn. Thế nhưng, do giá dưa từ đầu vụ đến cuối vụ chỉ dao động từ 1.500-2.000 đồng/kg nên tôi lỗ hơn 20 triệu đồng. Thậm chí, cả tuần nay giá dưa giảm hẳn xuống còn 1.000 đồng/kg. Để lâu thì sợ dưa hư mà bán cũng chẳng ai mua”. 

Hay như hộ Anh Phan Văn Thạnh (42 tuổi) ở thôn 3, xã Bình Nghi (huyện Tây Sơn, Bình Định) vào tận tỉnh Phú Yên thuê hơn 1,2 ha trồng dưa hấu nhưng thua lỗ nặng. Anh Thạnh nói như khóc: “Đặc điểm của cây dưa là không thể trồng hoài trên 1 chân đất nên phải du canh, thay đổi đất liên tục thì trồng mới có hiệu quả. Năm nay, tui vào thôn Lạc Đạo, xã Sơn Thành Tây, huyện Tây Hòa (Phú Yên) thuê hơn 1 ha đất để trồng dưa. Lẽ ra ruộng dưa tôi thu hoạch cả 3 ngày nay rồi nhưng dưa rẻ quá, thương lái cũng không mua nên còn nằm ở ruộng. Tôi vào tỉnh Phú Yên thuê đất trồng dưa hàng chục năm nay, nhưng chưa bao giờ gặp thảm cảnh như vụ dưa này”.

Sở dĩ, vụ dưa năm nay người trồng dưa tỉnh Bình Định thua lỗ nặng. Bởi những năm trước dưa được mùa, người dân ồ ạt trồng nên diện tích tăng lên. Trong khi, đầu ra bị tắc do thương lái ép giá, dưa rớt giá bán không ai mua.

 

 

Dù rẻ nhưng nông dân vẫn thu bán vớt vát tiền phân
Dù rẻ nhưng nông dân vẫn thu bán vớt vát tiền phân

 

Ông Lê Văn Đẩu, Phó chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh, cho biết: “Những năm trước, diện tích trồng dưa hấu có tăng cao lắm cũng chỉ đứng ở 120 ha, vậy mà năm nay tăng đến hơn 200 ha, gần gấp đôi. Hơn nữa, trước đây đồng bào dân tộc thiểu số có đất chỉ cho người kinh thuê trồng dưa hấu. Tuy nhiên, thấy nhiều vụ người trồng dưa được mùa, giá cao thu đến hàng trăm triệu đồng/ha. Vì vậy, năm nay họ không cho thuê đất nữa mà nhiều hộ hùn đất lại, kêu gọi những hộ người kinh có điều kiện bỏ tiền đầu tư trồng dưa, lãi ăn chia. Không ngờ đến khi thu hoạch giá rớt chỉ còn 1.000đ-2.000đ/kg, nên ai nấy đều khóc ròng”.

Theo ông Hồ Ngọc Hùng, Phó GĐ Sở NN-PTNT Bình Định, cho rằng: “Do người dân trồng không tuân thủ mùa vụ mà dưa ồ ạt, thu hoạch cùng lúc dẫn đến ứ hàng. Mà đã ứ hàng thì đương nhiên giá bị sập dẫn đến hệ lụy như hiện nay”.

Người trồng dưa liên tiếp gặp hạn

Người trồng dưa cả nước nói chung chứ không riêng gì tỉnh Bình Định, vừa thoát cảnh ách tắc tại cửa khẩu. Tuy nhiên, dưa hấu chưa kịp “tuồn” đi hết thì lại tiếp tục bị tắc vì quy định mới của ngành giao thông về tải trọng vận chuyển. Chính điều này làm cho người trồng dưa hấu thêm một lần nữa bị chết, còn thương lái thu mua dưa thì không dám mua vì sợ lỗ.
 

 

1kg dưa giá chỉ 1.000 đến 1.500 đồng
1kg dưa giá chỉ 1.000 đến 1.500 đồng.

 

Theo ông Lê Đình Chiến (ở Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa), một thương lái chuyên thu mua dưa dấu từ miền Nam ra miền Trung - Tây Nguyên để cung ứng cho thị trường Trung Quốc, mỗi ngày đi hàng trăm tấn dưa nhưng hiện tại cũng đang bị tắc đường. “Nếu như trước đây 1 xe 3 chân chở được 30 tấn dưa thì hiện nay theo quy định mới của ngành giao thông chỉ còn được chở 11 tấn; xe 4 chân trước chở 32 tấn giờ chỉ được chở 17 tấn... Trước đây, 300 tấn dưa chỉ 10 xe 3 chân là đủ nay cần phải 30 xe, gấp 3 lần thì lấy đâu ra xe mà giải phóng hết dưa tồn ứ”, ông Chiến, lý giải.

Cũng theo ông Chiến cho biết: “Do bị hạ tải trọng nên trước đây giá cước xe chỉ có 2,5 triệu đồng/tấn dưa thì hiện tăng đến 6 triệu đồng/tấn. Trong quá trình vận chuyển dưa còn hao hụt, tiền mua rơm lót cho dưa khỏi dập mất cả triệu đồng. Do đó, dù bên Trung Quốc vẫn đang tiêu thụ dưa bình thường nhưng ở mình dưa vẫn đang đấp đống tại ruộng”.

Trước quy định trên, nhiều thương lái có xe vẫn “liều” chở quá tải để kiếm lãi. Thế nhưng, nếu bị lực lượng công an bắt phạt thì coi như thua lỗ toàn bộ. Bởi ngoài tiền phạt, còn phải bốc dưa xuống để hạ tải tốn thêm chí phí gọi xe, dưa bốc lên bốc xuống hao hụt. 
 

 

Người trồng dưa lại khốn đốn vì quy định về tải trọng khiến thương lái không dám thu mua
Người trồng dưa lại khốn đốn vì quy định về tải trọng khiến thương lái không dám thu mua.

 

Ông Từ Văn Hồng ở thôn 3, xã Bình Nghi (huyện Tây Sơn, Bình Định) trồng gần 1 ha dưa hấu vì quá rẻ nên ông thuê xe tải chở hẳn sang Trung Quốc để bán. “Tôi có người con rể chạy xe tải nói ở Trung Quốc họ vẫn mua với giá 2,5 đồng NDT/kg, tính ra tiền VNĐ là 9.000đ/kg, chứ đâu có chuyện ế ẩm như thực tế ở mình”.

Cuối cùng, người trồng dưa là người chịu thiệt thòi nhất. Được mùa nhưng mất giá khiến người trồng dưa không chỉ riêng tỉnh Bình Định mà của cả nước đứng trước thua lỗ, nợ nần.
 

Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 186

Máy chủ tìm kiếm : 13

Khách viếng thăm : 173


Hôm nayHôm nay : 54655

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 251411

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60573368