Tại sao trốn được?
Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang trả lời chất vấn. Ảnh: Ngọc Thắng |
Đánh giá cao lòng dũng cảm, trình độ nghiệp vụ công an khi phá nhiều vụ án phức tạp, nên đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) càng bức xúc và muốn làm rõ trách nhiệm của ngành công an khi để ông Dương Chí Dũng bỏ trốn trước khi bị bắt tạm giam. “Tại sao ông Dũng trốn được? Bộ Công an đã làm gì để sớm bắt được ông Dũng và ngăn chặn các trường hợp tương tự bỏ trốn”, đại biểu Hùng nêu câu hỏi.
Bộ trưởng Trần Đại Quang cho hay, qua các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan cảnh sát điều tra đã phát hiện ông Dũng và một số cá nhân khác có dấu hiệu vi phạm, cố ý làm trái, gây hậu quả nghiêm trọng. “Cơ quan cảnh sát điều tra đã báo cáo cấp thẩm quyền cho phép khởi tố, bắt khám xét. Sau khi được đồng ý, viện Kiểm sát tối cao phê chuẩn thì ngay buổi chiều hôm đó, sau một vài chục phút, công an đã triển khai các tổ công tác thi hành bắt khám xét ông Dũng, ông Phúc, ông Chiều nhưng chỉ bắt được hai ông, còn ông Dũng không có cơ quan, không có ở nhà”, bộ trưởng Quang nói.
Bộ trưởng khẳng định: bộ đã chỉ dạo cơ quan cảnh sát điều tra làm rõ nguyên nhân ông Dũng bỏ trốn xem có lọt thông tin không, nếu có phải điều tra, xử lí theo pháp luật”.
Đáng chú ý, bộ trưởng cho biết theo quy định, trước khi có quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt và khám xét với ông Dũng thì chưa được áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Theo bộ trưởng, trước khi có lệnh khởi tố thì chỉ áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với tội phạm ma túy và tội phạm xâm hại bí mật quốc gia. Vì vậy, cùng với việc chỉ đạo cơ quan cảnh sát điều tra kiểm điểm các biện pháp nghiệp vụ người đứng đầu ngành công an cũng kiến nghị sửa luật tố tụng hình sự và luật phòng chống tham nhũng cho phép cơ quan điều tra được áp dụng biện pháp ngăn chặn cần thiết, điều tra bí mật với cá nhân có dấu hiệu tham nhũng để tránh bỏ trốn.
Bộ trưởng Đinh La Thăng: "Chưa thận trọng"
Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng. Ảnh: VNE |
Trước đó, vấn đề trách nhiệm của bộ Giao thông vận tải trong việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng cũng được đại biểu Hùng gửi đến bộ trưởng Giao thông vận tải và dù đã được bộ trưởng trả lời bằng văn bản nhưng đại biểu vẫn bức xúc: “văn bản trả lời năm trang rưỡi nhưng chỉ một dòng rưỡi nói về trách nhiệm”. Ông Hùng yêu cầu bộ trưởng giao thông trực tiếp trả lời thêm.
Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định: Bổ nhiệm ông Dũng đã là đúng thẩm quyền của bộ, được làm đầy đủ quy trình theo quy định quản lí cán bộ, các bước đều dân chủ, tập thể, có đánh giá của cấp ủy, chính quyền,có nhất trí tuyệt đối của ban cán sự đảng bộ Giao thông, không trái luật thanh tra vì đây là thanh tra theo kế hoạc chứ không phải thanh tra vụ việc theo đơn thư hay thanh tra đột xuất.
Tuy nhiên, ông Đinh La Thăng đến lúc này mới nói: “Nhận thức ông Dũng bị khởi tố do khuyến điểm, sai phạm từ 2007 nên trách nhiệm bổ nhiệm là của tập thể bộ, với tư cách bí thứ, bộ trưởng, tôi nhận trách nhiệm chưa sâu sát đánh giá, quản lí cán bộ, còn nống vội, chưa thận trọng trong thời điểm bổ nhiệm”.
Ông cũng nói thêm: Khâu kiểm tra cán bộ trước đấy chưa làm tốt, nếu làm tốt thì cũng có thể phát hiện ra. “Chúng tôi có đề xuất, sau vụ việc này cần phải có trao đổi thông tin cơ quan liên quan: thanh tra Chính phủ, công an…khi có thanh tra, điều tra liên quan đến bộ, ngành. Và rút kinh nghiệm là khi đang thanh tra, kiểm toán không điều động, bổ nhiệm cán bộ sang đơn vị khác. Vì làm đúng quy trình nhưng kết quả dẫn đến việc không tốt. Một lần nữa chúng tôi xin nhận khuyết điểm sâu sắc về việc này. Sẽ kiểm điểm trách nhiệm bộ trưởng và các cán bộ, cá nhân có liên quan”, ông Thăng nói.
Tham nhũng khó làm vì liên quan người có quyền
Việt Nam có nguy cơ chiến tranh mạng! “Theo thông tin chúng tôi có được thì nguy cơ chiến tranh mạng với nước ta có thể xẩy ra. Do các thế lực thù địch triệt để lợi dụng những thành tựu của công nghệ thông tin để chống phá Việt Nam”, bộ trưởng Trần Đại Quang |
Cũng liên quan đến tội phạm tham nhũng, ĐB Trương Trọng Nghĩa đánh giá vài trò quan trọng của ngành công an trong phòng chóng tham nhũng song tham nhũng chưa bị đẩy lùi mà biểu hiện ngày càng trắng trợn và lan rộng.
Bộ trưởng Công an thừa nhận: các vụ án tham nhũng thường kéo dài, chậm được xử lí vì liên quan chủ thể là người có chức vụ quyền hạn, thủ đoạn tinh vi. “Ngay khi phát hiện, xử lí, điều tra cũng khó và phải thực hiện rất thận trọng với người có chức vụ”, bộ trưởng phân trần. Thêm vào đó, còn những khó khăn khách quan cũng được bộ trưởng dẫn ra như hệ thống pháp luật, nhất là xac định tội danh khó khăn; thời gian giám định tội danh kéo dài vì không có quy định thời gian bao nhiêu trả lời. Ông Quang dẫn ví dụ có vụ đã được công an khởi tố vụ án, khởi tố bị can, đề nghị cơ quan chức năng giám định nhưng qua 11 tháng vẫn chưa có kết quả giám định.
"Thương lái nước ngoài vào chỉ là trục lợi cá nhân"
Trước việc một số thương nhân nước ngoài vào Việt Nam, bộ trưởng nói: Qua nắm tình hình, có một số người lợi dụng đi du lịch vào làm ăn. Có số vào công trường nhà máy dưới danh nghĩa lao động đơn giản nên không có hợp đồng lao động, vì người ta lách luật là phải từ ba tháng trở lên mới có hợp đồng lao động. Đáng chú ý có một số thương nhân vào Tây Nam bộ thu mua hải sản sau đó xuất khẩu; có số đối tượng lợi dụng sự nhẹ dạ đồng bào như mua cáo để ghi nợ rồi trốn luôn, công an đã xử một số trường hợp và thời gian tới tăng cường chỉ đạo công an địa phương phát hiện để xử lí. Đa số là người nước ngoài nhưng nhiều khi họ nói là người thành phố Hồ Chí Minh xuống song đồng bào cả tin.
Đại biểu nhận xét họ vào để thao túng thị trường, phá hoại kinh tế không thì đây gợi í để chúng tôi suy nghĩ, nhưng tài liệu chúng tôi có được thì chưa đủ cơ sở để kết luận, mà chủ yếu để gom hàng, thu mua lừa đảo, trục lợi cá nhân.
“Công an không cưỡng chế” Đại biểu Phạm Xuân Thăng (Hải Dương) và một số đại biểu lo ngại hình ảnh chiến sĩ công an không còn đẹp đẽ trong mắt người dân. “Như nhiều vụ cưỡng chế gây bức xúc gần đây thì các đia phương đều sử dụng một lực lượng cưỡng chế “mạnh”, mà nồng cốt là công an”, ông Thăng dẫn chứng. Bộ trưởng Trần Đại Quang “đính chính”: Nhiều cử tri cho rằng công an tham gia cưỡng chế nhưng tôi xin đính chính là không phải. “Công an chỉ bảo đảm an ninh, chống người vi phạm an ninh trật tự, xử lí người chống người thi hành công vụ trong khi tiến hành thực hiện quyết định cưỡng chế theo quyết định cơ quan thẩm quyền chứ công an không cưỡng chế”, bộ trưởng giải thích. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn