07:11 EDT Chủ nhật, 28/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Có những hình thức dạy nghề nào cho lao động nông thôn?

Thứ sáu - 15/06/2012 22:02
Theo Quyết định 1956/QĐ-TTg, có những hình thức dạy nghề nào được tổ chức cho lao động nông thôn? (Nguyễn Thu Hằng, Lào Cai)

Hỏi đáp chính sách:

Quyết định 1956/QĐ-TTg không quy định cụ thể về hình thức tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn. Thời gian dạy nghề được quy định trong chương trình dạy nghề cụ thể; địa điểm, tiến độ đào tạo thực tế có thể thực hiện linh hoạt cho phù hợp với nghề đào tạo, đặc điểm của quy trình sinh hoạt, tránh ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của lao động nông thôn theo đặc điểm của từng địa bàn, từng lĩnh vực.

Tuy nhiên, để dễ sắp xếp lớp học, các hình thức dạy nghề được lựa chọn là: Dạy nghề lưu động và dạy nghề tại các trường/cơ sở dạy nghề/cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ (dạy nghề tại chỗ).

Tôi được biết hiện có nhiều nghề nông nghiệp không có giáo trình chuẩn để dạy. Xin hỏi, việc xây dựng chương trình dạy nghề sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng tuân theo chuẩn nào? (Nguyễn Văn Mạnh, Phú Xuyên, Hà Nội)

Việc xây dựng Chương trình dạy nghề cũng linh hoạt theo nguyên tắc dựa trên năng lực thực hiện; Chương trình dạy nghề định hướng theo nhu cầu tuyển dụng tại các vị trí việc làm. Hiệu trưởng trường nghề hoặc giám đốc trung tâm dạy nghề có thể xây dựng chương trình dạy trên cơ sở chuẩn nghề chung do Tổng cục Dạy nghề thẩm định (hiện đã có khoảng gần 200 nghề ngắn hạn đã được thẩm định). Căn cứ vào thực tế, đối tượng người học, trong mỗi khóa đào tạo cụ thể hiệu trưởng, giám đốc các cơ sở dạy nghề điều chỉnh, chỉnh sửa nội dung, thời lượng chương trình dạy nghề đã có cho phù hợp.

Ví dụ cụ thể nhất là cũng giáo trình về chăn nuôi lợn, nhưng một số vùng nông dân muốn phát triển nghề chăn nuôi lợn rừng thì giám đốc các cơ sở dạy nghề có thể mời chuyên gia giảng dạy viết thêm phần chăn nuôi lợn rừng và thực hành...

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 231

Máy chủ tìm kiếm : 21

Khách viếng thăm : 210


Hôm nayHôm nay : 50506

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1183652

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60191975