03:45 EDT Chủ nhật, 28/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cá rô phi Việt Nam “bơi” ra thế giới

Thứ năm - 04/04/2019 09:49
Trước việc Mỹ áp thuế cao lên mặt hàng thuỷ sản NK từ Trung Quốc, sản phẩm cá rô phi của Việt Nam có cơ hội mở rộng thị phần. Liệu rằng, Việt Nam có tận dụng được cơ hội tốt này không?

Thị trường rộng mở

Ông Nguyễn Như Cẩn, Vụ trưởng Vụ nuôi trồng thuỷ sản (Tổng cục Thuỷ sản) cho biết, cá rô phi là đối tượng nuôi đặc biệt quan trọng của ngành thuỷ sản. Đây là ngành hàng lớn trị giá khoảng 12 tỷ USD trên toàn cầu, với tốc độ tăng trưởng nhanh (10 - 12%/năm).

Hội nghị Ứng dụng KHCN phát triển SX cá rô phi (Ảnh: Minh Phúc)

Hiện Việt Nam đứng vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng các quốc gia có sản lượng cá rô phi lớn của thế giới, với hơn 200.000 tấn/năm. Tuy nhiên, kim ngạch XK cá rô phi của nước ta chiếm thị phần rất nhỏ (khoảng 15 triệu USD/năm).

Phân tích thị trường Mỹ, ông Trần Văn Công - Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, chia sẻ: Trung Quốc là quốc gia cung cấp cá rô phi lớn nhất cho Mỹ, chiếm khoảng 60 - 70% tổng sản lượng cá rô phi đông lạnh nhập vào Mỹ. Tuy nhiên, với lệnh áp thuế 25% lên mặt hàng thuỷ sản NK từ nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, thời kỳ hoàng kim của cá rô phi Trung Quốc tại Mỹ có thể dần kết thúc.

Khu hồ nuôi cá rô phi bằng công nghệ lồng Nauy của Mavin Group tại Hoà Bình

Mỹ cũng là thị trường NK cá rô phi lớn nhất của Việt Nam, chiếm 19% tỷ trọng trong năm 2018. Giá cá rô phi vào Mỹ thường cao, trung bình đạt 2,26 USD/kg, với thuế suất 0%.

Bên cạnh đó, Việt Nam có khoảng 680 cơ sở chế biến thuỷ sản quy mô công nghiệp, với công suất chế biến đạt 2,8 triệu tấn/năm. Công nghệ chế biến cá rô phi cũng gần giống với quy trình công nghệ chế biến cá tra của Việt Nam. Do vậy, các NM chế biến cá tra có thể dễ dàng chuyển đổi giữa hai mặt hàng khi cần, hoặc có thể SX song song với nhau.

Tuy nhiên, điểm yếu của cá rô phi của Việt Nam tại sân chơi quốc tế là chất lượng con giống chưa cao và không đồng đều. Mặc dù diện tích nuôi cá rô phi tăng nhanh trong những năm qua nhưng thiếu quy hoạch thành các vùng tập trung, chưa tạo được sản lượng lớn cho chế biến XK. Đặc biệt, giá cá nguyên liệu cao hơn khoảng 20 - 30 cent/kg so với Trung Quốc.

Tại Hội nghị ứng dụng KH-CN phát triển ngành hàng cá rô phi (do Bộ NN-PTNT tổ chức vào sáng 4/4 tại Hòa Bình), Tổng cục Thủy sản cho biết cả nước hiện có 250 cơ sở SX kinh doanh giống cá rô phi, trong đó 50 cơ sở nuôi giữ đàn cá bố mẹ với hơn 1 triệu cá thể, SX được khoảng 1,2 tỷ cá rô phi bột, trên 500 triệu cá rô phi giống.

Số lượng này chỉ đáp ứng được trên 75% nhu cầu giống. Trên thực tế, chúng ta phải NK rất nhiều giống từ nước ngoài. Việc thiếu hụt giống cá rô phi vằn chất lượng cao thường xảy ra vào đầu vụ nuôi (từ tháng 3 - 5 hàng năm) ở các tỉnh phía Bắc.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chia sẻ: Hiện nay, sản lượng cá rô phi của Việt Nam đạt trên 200.000 tấn/năm, tuy nhiên giá trị XK rất thấp. Điều đó cho thấy, sức cạnh tranh của ngành hàng này trên thế giới là yếu, chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của Việt Nam. Nguyên nhân là do chúng ta chưa đầu tư xứng đáng cho khâu nghiên cứu giống chất lượng, nên phụ thuộc vào nguồn giống của nước ngoài (đặc biệt là Trung Quốc).

SX thức ăn, thú y thuỷ sản vẫn còn chưa đáp ứng yêu cầu. Rất nhiều chế phẩm nuôi trồng thuỷ sản được công nhận, nhưng hiệu quả thực tế đến đâu thì chưa có tổng hợp đánh giá. Bởi vậy, cần phải công khai minh bạch các loại chế phẩm đang lưu hành trong nước, không được để xảy ra tình trạng “loạn chế phẩm”. Bên cạnh đó, chúng ta vẫn chưa hình thành được nhiều chuỗi chăn nuôi khép kín, truy xuất nguồn gốc và đảm bảo an toàn thực phẩm đáp ứng XK.

Nhiều tập đoàn lớn đã đầu tư xây dựng chuỗi ngành hàng

TS Ngô Phú Thoả, GĐ điều hành Mavin Aquaculture (Mavin Group), chia sẻ: Nhu cầu sử dụng cá rô phi là rất lớn, nhưng Việt Nam vẫn chưa chớp được cơ hội để nâng giá trị XK ngành hàng này. Vậy nguyên do vì sao?

Ông Ngô Phú Thoả, GĐ điều hành Mavin Aquaculture

Ông Thoả đặt câu hỏi và tự lý giải: Trước hết, chúng ta chưa lựa chọn được phân khúc thị trường. Bởi, mỗi thị trường khác nhau sẽ có thói quen tiêu dùng các sản phẩm khác nhau. Ví dụ, thị trường châu Phi ưa chuộng cá đông lạnh nguyên con cỡ vừa, còn thị trường Mỹ và EU lại ưa chuộng cá rô phi phi lê cỡ lớn.

Thứ hai, trước đây ở Việt Nam hầu như không có DN xây dựng chuỗi giá trị khép kín ngành hàng cá rô phi từ SX đến chế biến, phát triển thị trường. Qua đó, rất khó để truy xuất nguồn gốc và đảm bảo nguồn hàng ổn định về chất lượng cũng như số lượng.

Với tầm nhìn trở thành đơn vị dẫn đầu ngành hàng cá rô phi ở Việt Nam, Mavin Aquaculture đã khép kín chuỗi từ SX con giống chất lượng, công nghệ chăn nuôi hiện đại, chế biến và XK, với các mặt hàng đa dạng và phù hợp với từng thị trường, sản lượng trong 3 - 5 năm tới khoảng 40.000 - 50.000 tấn/năm, sử dụng công nghệ lồng tròn Nauy; sông trong ao (IPRS).

Trong đó, riêng với dự án Trung tâm nuôi trồng thuỷ sản XK, Mavin ứng dụng cả máy cho ăn tự động, hệ thống quan trắc môi trường tự động, hệ thống máy thu hoạch, phân loại và đếm tự động NK từ Châu Âu. Hiện nay, Mavin đã cung ứng ra thị trường những mẻ cá lồng đầu tiên với giá bán khá tốt.

Tập đoàn De Heus cũng đã rót vốn đầu tư vào ngành hàng cá rô phi XK. Cách làm của De Heus khác với Mavin Group ở chỗ liên kết với các hộ nuôi trồng thuỷ sản, tạo ra chuỗi sản phẩm có khả năng truy xuất nguồn gốc với thương hiệu uy tín. Xuất phát từ nhu cầu của các thị trường cao cấp, De Heus chọn phát triển dòng sản phẩm chủ lực là cá rô phi phi lê miếng lớn (mà thị trường Mỹ và EU đang ưa chuộng).

TS Thái Thanh Bình, Phó Hiệu trưởng trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật và Thuỷ sản, chia sẻ: Hiện nay, giá thành 1kg cá rô phi nguyên liệu từ 20.000 - 22.000 đồng, với giá bán tại ao khoảng 22.000 - 24.000 đồng, thì gần như không có lãi. Đó là chưa tính đến tỷ lệ rủi ro cao. Hiện nay, nhà trường đã ứng dụng thành công công nghệ Biofloc nuôi cá rô phi, mỗi hecta mặt nước có thể SX 200 - 300 tấn cá rô phi/năm, với giá thành khoảng 17.000 đồng/kg.

Theo Minh Phúc/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 273

Máy chủ tìm kiếm : 10

Khách viếng thăm : 263


Hôm nayHôm nay : 39186

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1172332

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60180655