12:55 EDT Chủ nhật, 28/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thanh Hóa kích cầu thịt lợn

Thứ ba - 02/04/2019 07:55
Trước tình hình tiêu thụ lợn hơi thời gian qua giảm sâu do bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP), tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều phương án kích cầu thịt lợn.
00-42-24_2
Tiêu thụ lợn thịt tại Thanh Hóa đã tăng đáng kể trong những ngày qua

Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hóa giao Sở Công thương tích cực tìm kiếm thị trường để tiêu thụ lợn cho người chăn nuôi.

Gần như ngay sau khi bệnh DTLCP xuất hiện, ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa đã họp chỉ đạo việc tiêu thụ thịt lợn sạch bệnh cho người chăn nuôi. UBND các huyện, ngoài việc đốc thúc công tác chống dịch còn xuống địa bàn nắm bắt tình hình, tuyên truyền để người dân yên tâm ăn thịt lợn.

UBND tỉnh Thanh Hóa giao Sở Công thương nắm bắt thị trường, xúc tiến tiêu thụ thịt lợn. Theo đó, trừ các xã vùng đã công bố dịch, lợn ở những vùng chưa phát hiện dịch, nếu có chứng nhận của chính quyền các địa phương, được cơ quan thú y hướng dẫn đường đi sẽ được đưa ra thị trường tiêu thụ.

Để nắm bắt tình hình, Sở Công thương Thanh Hóa đã khảo sát tổng đàn lợn của địa phương. Theo đó, toàn tỉnh hiện có khoảng 800.000 con lợn. Trong đó có 731 trang trại (209.052 con); 24 doanh nghiệp chăn nuôi (29.841 con) và 190.197 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ (561.107 con).

Theo ông Lữ Minh Thư, Phó Giám đốc Sở Công thương Thanh Hóa, thời điểm bắt đầu xuất hiện bệnh DTLCP, theo khảo sát tại 20 chợ bán thực phẩm trên địa bàn, lượng thịt tiêu thụ chỉ còn khoảng 15-30% so với ngày thường. Thậm chí, một số chợ không còn bán thịt lợn; giá lợn hơi cũng tụt xuống chỉ còn trên dưới 30 nghìn đồng/kg. Một số đối tượng xấu còn tuyên truyền tại chợ để người tiêu dùng quay lưng với thịt lợn.

Trước tình hình trên, Sở Công thương Thanh Hóa trình phương án tuyên truyền để người dân không quay lưng với thịt lợn. Giải pháp quan trọng nhất là tuyên truyền để người dân hiểu bệnh DTLCP không lây sang người và động vật khác. Tuy nhiên, dịch lây lan nhanh và gây thiệt hại lớn đối với chăn nuôi. Vì thế, việc kiểm soát lợn dịch, vùng dịch, chống dịch đã được cơ quan chức năng thực hiện hết sức nghiêm túc. Lợn và các sản phẩm từ lợn trên thị trường đều đảm bảo sạch bệnh.

00-42-24_3
Người tiêu dùng không nên quay lưng với thịt lợn

“Đối tượng quan trọng nhất trong tiêu dùng thực phẩm là phụ nữ. Vì thế, chúng tôi làm việc với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh. Một file âm thanh đã được xây dựng và biên tập, thường xuyên được phát tại các các khu dân cư. Ban quản lý các chợ, hiệp hội phát triển chợ cũng được phát đĩa CD tuyên truyền để mở cho người tiêu dùng nghe tại các chợ. Các đối tượng xấu cũng không còn dám tung tin sai lệch đánh lừa người tiêu dùng”, ông Thư cho hay.

Cũng theo ông Thư, theo khảo sát của Phòng Quản lý thương mại – Sở Công thương Thanh Hóa, tính đến ngày 28/3/2019, tình hình tiêu thụ thịt lợn tại các chợ đã ấm dần. Lượng thịt lợn tiêu thụ nội tỉnh đã tăng lên đáng kể. Đặc biệt, tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm an toàn, lượng thịt bán ra tăng rõ nét nhất. Giá lợn hơi cũng đã nhích lên từ 34 - 40 nghìn đồng/kg (tùy từng vùng). Thanh Hóa cũng đang xúc tiến công tác tiêu thụ thịt lợn tại một cơ sở ở Nam Định và đưa vào miền Nam.

Ông Thư cho rằng, về lâu dài, ngoài việc triển khai quyết liệt công tác chống dịch, việc xây dựng các lò giết mổ tập trung, chợ ATTP đúng tiêu chuẩn, tăng cường kiểm soát giết mổ sẽ là phương án tối ưu để người tiêu dùng yên tâm tiêu thụ thịt lợn.

“Nhà tôi, cơ quan tôi vẫn sử dụng thịt lợn kể từ hôm Thanh Hóa bùng phát bệnh DTLCP. Trong cơ quan tôi, qua thăm dò, đến nay, các gia đình đều đã quay trở lại sử dụng thịt lợn. Người dân cần hiểu rằng, sản phẩm đưa ra thị trường trong thời điểm này sẽ được kiểm soát chặt chẽ nên không lo vấn đề mua phải lợn dịch bệnh. Việc xác nhận lợn cho các trang trại để đưa đi tiêu thụ sẽ có thêm cán bộ Sở Công thương đi cùng nhiều ban ngành chức năng khác. Vì thế, không có lý do gì người tiêu dùng lại không ăn thịt lợn”, ông Lữ Minh Thư.
Theo Võ Văn Dũng/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 230

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 227


Hôm nayHôm nay : 68187

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1201333

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60209656