07:27 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cà rốt Hải Dương: Cơ hội vẫn mở

Thứ bảy - 12/10/2019 08:48
Phải cạnh tranh với cà rốt Trung Quốc cả ở thị trường trong và ngoài nước, tuy nhiên, cà rốt Hải Dương vẫn có những triển vọng nhất định nếu tổ chức sản xuất và nâng cao chất lượng lượng tốt hơn nữa.

Với diện tích trên 350 ha, Đức Chính (huyện Cẩm Giàng) là địa phương có truyền thống sản xuất cà rốt từ lâu của tỉnh Hải Dương. Không chỉ hướng đến thị trường trong nước, thương hiệu cà rốt Đức Chính những năm qua đã được xuất khẩu sang các thị trường quốc tế như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Trung Đông...

Các doanh nghiệp xuất khẩu đánh giá: Cà rốt Hải Dương (nhất là vựa cà rốt Đức Chính, Cẩm Giàng) luôn có chất lượng tốt hơn so với cà rốt Trung Quốc.

Đến thời điểm này, vùng cà rốt Đức Chính đã cơ bản hoàn thành việc xuống giống cá rốt vụ đông. Do đầu vụ đông đến nay, thời tiết ấm, không có mưa lớn nên theo nông dân dự báo, cà rốt vụ đông năm 2019 có thể sẽ tiếp tục thắng lợi. Đây cũng là mối lo cho khâu tiêu thụ, tránh lặp lại tình trạng rớt giá như vụ đông năm 2018.

Bà Trần Thị Luyên (thôn An Phú, xã Đức Chính), hộ dân có 3ha cà rốt, đồng thời cũng là chủ cơ sở thu mua cà rốt tại địa phương để xuất khẩu sang nhiều thị trường trong và ngoài nước cho biết: Vụ đông năm 2018, ngoài tiêu thụ trong nước tại các tỉnh phía Nam, cơ sở của gia đình xuất khẩu khoảng gần 400 tấn cà rốt sang Hàn Quốc và khoảng 300 tấn sang Malaysia.

Về thị trường xuất khẩu, bà Luyên đánh giá: Các nước nhập khẩu ngày càng yêu cầu khắt khe về mẫu mã, chất lượng sản phẩm. Ngoài kiểm soát chặt về thủ tục kiểm dịch thực vật, kiểm soát dư lượng hóa chất, còn yêu cầu ngày càng cao về chiều dài củ cà rốt và độ đỏ đầu củ.

Theo đó, đầu củ cà rốt phải tuyệt đối không bị màu xanh. Bên cạnh đó, độ đồng đều phải rất cao. Đây đang là điều mà cà rốt của Hải Dương thua xa so với cà rốt Trung Quốc tại cùng các thị trường xuất khẩu, mà nguyên nhân ngoài việc sản xuất manh mún, còn do thu hoạch không cùng lúc, hộ thu non, hộ lại thu già...

Đến thời điểm này, nông dân xã Đức Chính đã hoàn thành việc xuống giống cà rốt vụ đông 2019 - 2020.

Ông Trần Văn Hoằng (thôn An Phú, xã Đức Chính), một chủ cơ sở thu mua, xuất khẩu cà rốt khác đánh giá thêm: cà rốt Trung Quốc có ưu điểm là mẫu mã đẹp, củ to, đồng đều, bảo quản được lâu. Tuy nhiên, cà rốt sản xuất vụ đông ở các tỉnh phía Bắc nói chung, đặc biệt là ở Đức Chính tuy hình thức không đẹp bằng, nhưng lại có chất lượng tốt hơn, với hương thơm và vị ngọt tự nhiên.

Ba thị trường tiềm năng nhất của cà rốt Đức Chính là Nhật Bản, Hàn Quốc và Malaysia. Trong năm 2018, có rất nhiều Cty của Việt Nam, Trung Quốc, thậm chí các Cty nước ngoài khác  đã về địa phương thu mua cà rốt để xuất khẩu đi các thị trường quốc tế. Mỗi lần xuất khẩu đều duy trì số lượng từ 7 đến 10 xe container.

Cũng theo ông Trần Văn Hoằng, trong vụ đông năm 2018, thương hiệu cà rốt Đức Chính được thị trường quốc tế đánh giá có chất lượng tốt. Thậm chí thị trường Nhật Bản chỉ nhập khẩu cà rốt từ Việt Nam mà không sử dụng cà rốt từ Trung Quốc.

Bên cạnh đó, mặc dù giá thu mua cà rốt năm 2018 có giảm hơn so với các năm trước đó, tuy nhiên nhìn chung vẫn duy trì được ở mức đảm bảo cho cả người nông dân cũng như các đơn vị thu mua, xuất khẩu có lãi.

“Thời gian vừa qua, chính quyền địa phương đã tiến hành nhiều chương trình xúc tiến thương mại cũng như các hội nghị giao thương, chuyển giao công nghệ. Kết quả là trong 2 năm trở lại đây, số lượng cà rốt xuất khẩu đi các thị trường quốc tế đã tăng từ 2-3 lần so với những năm trước”, ông Hoằng cho biết.

Cà rốt Hải Dương vẫn có cửa cạnh tranh với cà rốt Trung Quốc tại các thị trường xuất khẩu nếu cải thiện hơn nữa mẫu mã, độ đồng đều sản phẩm.

Đồng tình với những đánh giá này, ông Tăng Xuân Trường, Giám đốc Cty TNHH MVT Hưng Việt (huyện Gia Lộc, Hải Dương), doanh nghiệp chuyên XK rau các loại, trong đó lượng lớn cà rốt nhận xét: cà rốt Hải Dương có điểm hạn chế nhất là tỉ lệ củ đạt yêu cầu để XK còn rất thấp.

Tuy nhiên lại là loại cà rốt củ nhỏ, chất lượng tốt, giòn, thơm, ngọt nên vẫn có lợi thế XK ở nhiều thị trường như Trung Đông, Hàn Quốc, Nhật Bản…, đặc biệt tại thị trường Hàn Quốc.

Hiện cà rốt Trung Quốc XK sang thị trường Hàn Quốc phải chịu thuế suất 30%, trong khi cà rốt của Việt Nam XK sang thị trường này có thuế suất bằng 0% nên triển vọng XK thời gian qua tới sẽ rất sáng.

Vấn đề làm sao để khai thác được lợi thế vụ đông ở phía Bắc, giảm giá thành SX cho cây rau vụ đông nói chung vẫn là bài toán khó. Bởi hiện nay, mặc dù đất đai ở phía Bắc bỏ hoang rất lớn trong vụ đông, nhưng lại không thể tích tụ thành diện tích đủ lớn, liền vùng để đưa cơ giới hóa vào SX.

Do vậy, đơn cử như với cà rốt, mẫu mã sản phẩm rất không đồng đều, chi phí SX bị đội lên, giảm khả năng cạnh tranh...

Theo các doanh nghiệp có kinh nghiệm XK, điểm yếu hiện nay, đó là cà rốt Hải Dương mặc dù đã XK được sang nhiều thị trường, nhưng đại đa số vẫn là do các DN nước ngoài mua lại, rồi đóng gói, lấy thương hiệu của họ để XK sang nước thứ 3, chứ bản thân các DN của Việt Nam chưa mở C.O để XK trực tiếp. Một số DN dù đã XK trực tiếp được sang Hàn Quốc, nhưng tỉ lệ củ đạt yêu cầu để XK lại quá thấp, chỉ đạt 40-50%, còn lại phải loại ra để tiêu thụ qua kênh khác.

Vì vậy, nhất định phải liên kết SX giữa người trồng và các DN thua mua, chế biến và XK, trên cơ sở đôi bên cùng có lợi và bền vững, tình trạng cà rốt năm nay được giá, năm sau rớt giá.

Theo Lê Bền/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 304

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 301


Hôm nayHôm nay : 39151

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 358854

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73405825