Minh họa: www.cocdoc.fpt.edu.vn |
Tại một cuộc sinh hoạt, đồng chí Trung thẳng thắn :
- Binh thư Tôn Tử có câu “Tri kỷ, tri bỉ, bách chiến bách thắng”. Câu này nếu suy rộng ra trong đời sống và công tác của mỗi người có thể hiểu là :Nếu tự biết mình, biết người thì làm việc gì cũng thành công. Biết mình có nghĩa là hiểu về khả năng thật sự, về phẩm chất đạo đức, về cương vị, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của mình như thế nào, từ đó xác định đúng giới hạn của bản thân nên và được làm đến mức nào. Biết mình xem ra rất dễ nhưng cũng rất khó. Dễ là khả năng của mình đến đâu mình biết. Việc làm đó đúng hay sai, có khi nhiều người chưa biết nhưng do chính mình làm, nên mình biết rõ hơn ai hết. Ví dụ mình có tham ô, hối lộ, có ức hiếp quần chúng, hay liêm khiết, thật thà…Song như Bác Hồ từng nói: “Biết người cố nhiên là khó. Tự biết mình cũng không phải dễ”. Biết mình là khó bởi tuy tự biết mình nhưng do tham vọng, ngộ nhận nên thường…quên mất mình là ai (?).
Thấy đồng chí Trung dừng lại, đồng chí Thành tiếp lời :
- Đúng như anh Trung nói do quên mất mình là ai nên một số người tự cao, tự đại cho mình là giỏi, là đúng, xem thường những người xung quanh. Có người năng lực hạn chế nhưng lại ôm đồm nhiều việc, chỗ nào cũng muốn chỉ huy, thích làm cán bộ lãnh đạo, quản lý, rốt cuộc công việc thất bại. Cũng có người do quên mất mình là ai, đứng ở vị trí nào nên nói và làm vượt quá chức năng, quyền hạn, không những có hại cho việc chung mà còn gây dư luận xấu, mất đoàn kết nội bộ.Chưa hết, lại có người do tính khí thất thường, người khác ngại va chạm, lại tưởng mình là oai, ai cũng nể sợ, ngày càng lộng hành, ở đâu cũng cho ý kiến chỉ đạo(! ) Kết cục, bản thân không thể tiến bộ, ảnh hưởng đến bầu không khí của đơn vị và hiệu quả công việc. Chính vì vậy, việc biết mình là ai hết sức quan trọng. Muốn thế, phải luôn tự phê bình và vui lòng tiếp nhận ý kiến phê bình đúng để sửa đổi, không nên vì bị phê bình mà nản chí hoặc oán ghét những người trung thực, thẳng thắn.
Theo baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn