13:45 EDT Thứ sáu, 03/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quản lý nông sản thực phẩm theo chuỗi: Sản phẩm an toàn hơn

Thứ ba - 25/09/2012 23:48
Nhằm cải thiện chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), Chính phủ Canada tài trợ cho Việt Nam Dự án “Xây dựng và Kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm”. Đã có nhiều mô hình thí điểm được triển khai trên địa bàn 8 tỉnh.

Giúp truy xuất được nguồn gốc

Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án, đến nay dự án đã triển khai được 14 mô hình rau, quả thí điểm ở các tỉnh, thành như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Bắc Giang, Lâm Đồng, Đồng Nai, Long An và Tiền Giang. Các mô hình này đảm bảo áp dụng thực hành sản xuất theo chuỗi từ sản xuất đến nơi kinh doanh, buôn bán, đáp ứng đầy đủ theo các tiêu chuẩn của VietGAP. Điển hình là: Mô hình liên tổ sản xuất rau an toàn Tân Phú Trung (TP.Hồ Chí Minh); mô HTX Phước An (TP. Hồ Chí Minh), mô hình xoài HTX Hòa Lộc (Tiền Giang)…

Quản lý theo chuỗi sẽ tạo ra những sản phẩm rau sạch, an toàn.

Đối với mô hình thí điểm chuỗi ngành hàng thịt lợn và thịt gà, dự án triển khai được 3 mô hình tại TP. Hồ Chí Minh, Long An và Đồng Nai. Quy mô của mỗi mô hình thí điểm đảm bảo liên kết theo chuỗi bao gồm từ 2-8 hộ chăn nuôi, 1 cơ sở giết mổ và một số cơ sở kinh doanh bán buôn, bán lẻ. Mục tiêu đặt ra cho các mô hình thí điểm là sẽ có một số cơ sở giết mổ được cấp chứng nhận thực hành chế biến tốt (GMP).

Ông Nguyễn Xuân Hồng- Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cho rằng: “Quản lý nông sản thực phẩm theo chuỗi sẽ giúp chủ động trong việc đánh giá và cảnh báo nguy cơ, giúp truy xuất nguồn gốc, khắc phục nhanh các sự cố về VSATTP, nhất là sẽ tăng cường được sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp”.

Liên kết sản xuất - tiêu thụ còn lỏng lẻo

Kết quả triển khai các mô hình thí điểm thời gian qua cho thấy, hầu hết nông dân đã hiểu và từng bước áp dụng quy trình chuẩn (SOPs) vào sản xuất như thực hiện ghi chép và biết sử dụng ghi chép trong quá trình thực hiện SOPs. Tuy nhiên, theo đánh giá, việc ghi chép của nông dân vẫn còn nhiều sai sót, chưa đầy đủ thông tin hoặc thông tin chưa chính xác, đặc biệt là tên hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón. Song ở cấp độ trang trại và HTX quy mô lớn như mô hình rau tại Đồng Nai, Thanh Hóa, cây ăn quả tại Tiền Giang… nông dân đã biết áp dụng đủ 10 quy trình SOPs.

Theo khuyến nghị của Ban Quản lý dự án, việc áp dụng quy trình quản lý thực phẩm theo chuỗi đối với những cơ sở sản xuất quy mô nhỏ sẽ phức tạp hơn, nên cần phải hình thành HTX để hoạt động ổn định hơn. Cũng cần điều chỉnh lại quan điểm về khái niệm “chuỗi giá trị ngành hàng”, tập trung nhiều hơn vào khâu trang trại. Mặt khác, cần xây dựng chính sách hỗ trợ thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm an toàn và thương hiệu của sản phẩm được chứng nhận.

Theo kết quả phân tích từ các mẫu rau, quả của các mô hình cho thấy, không phát hiện có ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng trong các mô hình thí điểm. Kết quả phân tích cũng cho thấy, có sự cải thiện rõ rệt về kiểm soát mối nguy ô nhiễm vi sinh trong rau, số lượng mẫu rau nhiễm vi sinh đã giảm đáng kể so với điều kiện sản xuất ban đầu.

Ban Quản lý dự án cũng đánh giá, việc triển khai quản lý thực phẩm theo chuỗi vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là việc liên kết của các cơ sở áp dụng quy trình này trong toàn bộ chuỗi giá trị ngành hàng (trang trại/cơ sở sản xuất, giết mổ, sơ chế, đóng gói, cơ sở kinh doanh) chưa được chặt chẽ. Khả năng liên kết chuỗi giữa cơ sở sản xuất và kênh phân phối (bán buôn, bán lẻ) còn hạn chết do khả năng cung ứng số lượng ổn định và sự đa dạng về chủng loại sản phẩm.

Để giải quyết những thách thức trên, ông Nguyễn Xuân Hồng cho rằng: “Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn, nâng cao nhận thức, hiểu biết của người sản xuất, người tiêu dùng, nhà quản lý về chuỗi thực phẩm an toàn. Đồng thời, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển chuỗi thực phẩm an toàn, đặc biệt quan tâm đến thị trường tiêu thụ thực phẩm an toàn”.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 207

Máy chủ tìm kiếm : 11

Khách viếng thăm : 196


Hôm nayHôm nay : 62385

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 180079

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60502036