18:08 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cấp phép nuôi gián: Không còn gì để nói!

Thứ ba - 01/04/2014 02:57
Chúng ta đã nhận được nhiều bài học từ những hệ lụy của nhiều loài sinh vật ngoại lai lên môi trường tự nhiên - xã hội cho đến giờ vẫn chưa khắc phục hết được nhưng những vụ việc du nhập các loài sinh vật ngoại lai vẫn thường xuyên xảy ra, mà điển hình là vụ nuôi gián đất có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Dù hiện nay số gián đất này đã bị tiêu hủy nhưng ai dám chắc nó không còn tồn tại trong môi trường và vụ việc này cũng cho thấy một lỗ hổng lớn trong công tác quản lý.

Thiếu hiểu biết hay phối hợp lỏng lẻo?

Được biết, cơ sở nuôi gián đất của ông Nguyễn Đình Nguyên, ở xã Quảng Phú (Lương Tài - Bắc Ninh) bắt đầu hoạt động từ tháng 8/2013 sau khi được Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh cấp giấy phép. Từ giới thiệu của người quen từng làm việc ở Đài Loan (Trung Quốc), ông Nguyên nhập 1 tạ trứng gián về ấp nở (1kg trứng gián nở được khoảng 16.000 gián con). 

Khi bắt đầu nuôi gián đất, ông Nguyên chỉ nghĩ đơn giản vì lợi nhuận. Thương lái Trung Quốc hứa có bao nhiêu gián cũng mua hết với giá cao (khoảng 170.000 đồng/kg) và ông cũng chỉ biết người ta sử dụng nó để làm thuốc Đông y, còn tác dụng của loài gián đất này như thế nào ông không biết. Chỉ biết rằng, nuôi gián đất rất đơn giản và tốc độ sinh sản của nó khá nhanh. 

Trên thực tế, gián đất chưa có tên trong danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nên việc làm của ông Nguyên là trái phép. Ông cho biết, trước Tết Nguyên đán, có một đoàn kiểm tra về nhà ông lấy mẫu gián đất đi nghiên cứu, xét nghiệm nhưng không thấy quay lại thông báo kết quả. Chỉ đến khi có thông báo của ngành chức năng, ông mới biết, mình đã nuôi loài ngoại lai không có trong danh mục cho phép. Chính vì vậy, dù đã đổ vào con vật nuôi này đống tiền nhưng ông vẫn chấp hành lệnh tiêu hủy toàn bộ số gián có trong cơ sở. Điều đáng nói ở đây là, trách nhiệm của ngành chức năng đã cấp phép cho hoạt động này. Nhưng khi được hỏi, lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh chỉ biết đổ lỗi cho “sự yếu kém của cán bộ”.

Cả tỷ đồng đổ vào một con vật nuôi không trong danh mục cho phép của Bộ Nông nghiệp và PTNT nhưng lại được cấp phép bởi ngành chức năng của địa phương. Người dân của đau con xót khi vốn liếng bị thiêu theo ngọn lửa sau quyết định tiêu hủy của ngành chức năng, bức xúc đòi Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh bồi thường, thậm chí còn dọa kiện vì đã cấp phép. Còn Sở Kế hoạch và Đầu tư thì cho rằng, đội ngũ cán bộ xác định gián đất là một loại côn trùng trong mã ngành nghề nuôi côn trùng nên cấp phép. Sự vênh nhau và không có sự phối hợp giữa các ngành đã để lại nhiều thiệt hại cho người dân và những hệ lụy khó lường cho môi trường tự nhiên và xã hội.

Câu chuyện trách nhiệm

Đến thời điểm này, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về loài gián đất. Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm Khoa Y học dân tộc (Bệnh viện Trung ương quân đội 108), cho biết, gián đất (còn gọi là địa miết trùng hay thổ miết trùng, tên khoa học là Eupolypaga sinensisWalker) có vị mặn, tính lạnh, có độc, có công dụng hoạt huyết hóa ứ, tiêu thũng chỉ thống, thông kinh lợi sữa, được dùng để chữa các chứng trưng hà tích tụ, bế kinh, đau bụng sau sinh do ứ huyết, tắc tia sữa… Trong nhiều sách cổ của Trung Quốc đều ghi chép và bàn luận về vị thuốc côn trùng này khá sâu sắc. Tuy nhiên, theo ông Toàn, ở nước ta hầu như chưa thấy tài liệu nào xếp gián đất vào trong danh mục các loại thuốc, cũng chưa có nơi nào bán hoặc sử dụng loại thuốc được chế biến từ loài côn trùng này. 

Trong khi đó, đại diện Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) khẳng định: “Gián là loại côn trùng gây hại cho xã hội, là trung gian truyền nhiều bệnh nguy hiểm như dịch tả, tiêu chảy; là thủ phạm gặm nhấm, hư hỏng các vật dụng sách vở, quần áo… Hằng năm, trong danh mục thuốc diệt côn trùng của Bộ Y tế cũng có quy định cụ thể các loại thuốc để tiêu diệt gián. Do vậy, đây là loài Việt Nam đang tiêu diệt, không có lý gì chúng ta lại nhập về nuôi”. 

Còn theo TS.Vũ Đức Chính, Trưởng khoa Côn trùng (Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương), gián đất là loại côn trùng chân đốt, có vỏ cứng nên tiêu diệt rất khó. Một số tài liệu Trung Quốc có nói gián đất có tác dụng trong Đông y để chữa bệnh. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. 

Rõ ràng, việc người dân nuôi một loài vật không có trong danh mục cho phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam là sai nhưng cái cách ngành chức năng địa phương đổ lỗi cho “nhận thức mơ hồ” để cấp giấy phép sản xuất, kinh doanh loài côn trùng ẩn chứa nhiều độc hại đang khiến dư luận đặt câu hỏi về trách nhiệm của các bên liên quan. Thiệt hại của người dân là có thật, và biết đâu loài sinh vật ngoại lai ấy đã kịp thoát ra ngoài môi trường và những hệ lụy (nếu có) không thể trong một sớm một chiều mà nhìn thấy. Vậy nhưng, cho đến giờ, vẫn chưa ai phải chịu trách nhiệm cho việc này, chỉ người được cấp phép phải ngậm đắng nuốt cay nhìn sản nghiệp của mình cháy theo ngọn lửa.

Bài học không mới

Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên chúng ta phải đối mặt với sự xâm hại của những loài sinh vật ngoại lai. Trước đó, việc nhập khẩu ốc bươu vàng, cây mai dương, rùa tai đỏ,… đã để lại những hệ lụy khó có thể khắc phục trong một sớm một chiều lên môi trường tự nhiên. Nhiều bài học đã được rút ra nhưng không hiểu sao, bằng nhiều con đường, các loài sinh vật ngoại lai vẫn vào Việt Nam, đe dọa hệ thống đa dạng sinh học của nước ta.

Theo thống kê, số lượng thực vật ngoại lai nhập nội ở Việt Nam có 94 loài, trong đó có 42 loài xâm hại thuộc các họ thực vật gồm: Thầu dầu (4 loài), họ Đậu (6 loài), họ Cúc (7 loài), họ Cói (8 loài), họ Hòa thảo (13 loài), họ Thông (8 loài). Điều này cho thấy, mức độ xâm lấn của sinh vật ngoại lai ngày càng gia tăng.

Nhưng dường như có một mẫu số chung cho những vụ việc nhập các loài sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại, đó là khi đề cập đến trách nhiệm của các ngành chức năng thì câu trả lời chung là: do sự hiểu biết của đội ngũ cán bộ về sinh vật ngoại lai còn hạn chế. Trong một cuộc điều tra được tiến hành ở 2 cấp quản lý Trung ương và địa phương của Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, thấy cấp quản lý Trung ương nhận diện khá tốt về các loài sinh vật ngoại lai và có hiểu biết về con đường du nhập, mục đích nhập khẩu của các loài sinh vật ngoại lai xâm hại. Tuy nhiên, có khoảng 40% số cán bộ quản lý cấp Trung ương trả lời sai hoặc chưa nắm được nội dung quản lý sinh vật ngoại lai theo quy định của Luật Đa dạng sinh học. Khoảng 85 - 100% số cán bộ nhận định cơ quan nơi họ đang công tác chưa đủ năng lực quản lý sinh vật ngoại lai do chưa có cán bộ hiểu biết sâu về sinh vật ngoại lai, chưa đủ vật chất kỹ thuật/nguồn lực tài chính. Ở cấp địa phương, nhiều cán bộ chưa nhận diện được các loài sinh vật ngoại lai xâm hại, thậm chí là với những loài rất phổ biến là cây ngũ sắc, cây trinh nữ thân gỗ... Đặc biệt, có hơn 90% số cán bộ nhận định cơ quan nơi họ đang công tác chưa đủ năng lực quản lý sinh vật ngoại lai. 

Ngay cả cơ quan Hải quan, đơn vị thực thi kiểm soát việc nhập khẩu sinh vật ngoại lai cũng gặp khó khăn trong việc nhận diện các loài sinh vật ngoại lai xâm hại. Có khoảng 60% cán bộ được hỏi tại Sở Tài nguyên - Môi trường và Chi cục Hải quan địa phương không nhận biết được một số loài là sinh vật ngoại lai xâm hại. 

Có lẽ điều này lý giải cho việc vì sao Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh ký quyết định cho người dân nuôi một loài côn trùng ngoại lai chỉ sau vài ba ngày. Để ngăn chặn, xử lý nghiêm tình trạng nuôi các loài sinh vật ngoại lai, việc cần làm trước mắt là các ngành và cơ quan chức năng nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về ngăn ngừa và kiểm soát loài sinh vật ngoại lai xâm hại. Áp dụng có hiệu quả các giải pháp khoa học và công nghệ để ngăn ngừa, kiểm soát và quản lý loài sinh vật ngoại lai. 

Các chuyên gia cho rằng, cần chú trọng đến các biện pháp tăng cường năng lực quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại như phân loại giám định, phát hiện sớm sự xâm nhập của sinh vật ngoại lai, đồng thời nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và cộng đồng dân cư về các loài sinh vật này. 

Từ vụ việc con gián đất ở Bắc Ninh cho thấy, trách nhiệm của ngành chức năng địa phương (mà cụ thể là Sở Kế hoạch và Đầu tư) là không hề nhỏ. Việc ban hành giấy phép kinh doanh mà chỉ dựa trên sự hiểu biết chung chung, mơ hồ có thể kéo theo nhiều hệ lụy đáng tiếc cho môi trường tự nhiên và xã hội. Nếu không có giải pháp mạnh hơn thì những vụ việc như thế này sẽ còn tiếp diễn.

 

Số lượng thực vật ngoại lai nhập nội ở Việt Nam có 94 loài, trong đó có 42 loài xâm hại thuộc các họ thực vật gồm: Thầu dầu (4 loài), họ Đậu (6 loài), họ Cúc (7 loài), họ Cói (8 loài), họ Hòa thảo (13 loài), họ Thông (8 loài). Điều này cho thấy, mức độ xâm lấn của sinh vật ngoại lai ngày càng gia tăng.

 

Khánh Nguyên
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 290


Hôm nayHôm nay : 68593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1339911

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74386882