21:50 EDT Thứ năm, 02/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chính sách hỗ trợ phải đến với ngư dân

Chủ nhật - 30/03/2014 06:52
Khu vực duyên hải miền Trung có ngư trường khai thác thủy sản rộng lớn với nguồn lợi thủy sản phong phú, đa dạng, giá trị kinh tế cao, vậy tại sao ngư dân vẫn nghèo?
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Thế Phong

Nhiều đại biểu đã đề cập như vậy tại Hội thảo khoa học xúc tiến thương mại nhằm phát triển thủy sản bền vững vùng duyên hải miền Trung do Bộ NNPTNT phối hợp với Ban Điều phối vùng duyên hải miền Trung tổ chức ngày 29/3, tại thành phố Tuy Hòa.

Những vấn đề đặt ra

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, miền Trung có tiềm năng thủy sản lớn với “biển bạc”. Được Đảng và Nhà nước quan tâm, cộng với tính cần cù, can đảm nhưng hiện ngư dân vẫn chưa thể giàu lên, vì vậy, giải pháp đặt ra là kết hợp giữa đánh bắt, nuôi trồng và phát triển ngành du lịch đẳng cấp cao nhằm hướng cho du khách, doanh nghiệp trong và ngoài nước một cái nhìn rõ nét, cụ thể về tiềm năng thủy sản ở miền Trung. Có chiến lược lâu dài, tạo điều kiện cho ngư dân đánh bắt vươn xa hơn (như các nước Hàn Quốc, Nhật Bản) cũng như thay đổi cách nuôi trồng thủy sản trên cơ sở phải tính đến “đẳng cấp”, chế biến thành đặc sản của miền Trung để thu hút, tạo đột phá phát triển. Ngoài chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, cần đưa các tập đoàn, doanh nghiệp lớn vào đầu tư cả trong lĩnh vực du lịch và thủy sản.

Còn Tiến sĩ Trần Du Lịch, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh, Trưởng Nhóm điều phối phát triển vùng đặt vấn đề chính sách hỗ trợ cho ngư dân có đúng, đủ so với tình hình thực tế? Vì sao việc đánh bắt chưa trở thành thành động lực phát triển đồng bộ? Nghề đánh bắt truyền thống của ngư dân có phù hợp với nhu cầu hội nhập?.

Ông Trần Du Lịch nhấn mạnh, nguồn tín dụng dành cho ngư dân hiện nay chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với bà con tự vay. Chính sách tín dụng áp dụng theo cơ chế cho vay và cơ chế xử lý rủi ro như cơ chế tín dụng thương mại thông thường nên ngư dân khó tiếp cận, vì không có tài sản để thế chấp. Một số vấn đề khác là phương tiện khai thác thủy sản của vùng phát triển tự phát, tàu công suất nhỏ, công nghệ khai thác lạc hậu. Nghề khai thác quy mô nhỏ, dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển còn thiếu và yếu; hệ thống cảng cá, bến cá chưa phát huy hiệu quả, một số cảng cá quá tải.

Bên cạnh đó, lao động biển hầu hết chưa qua đào tạo, làm việc chủ yếu bằng kinh nghiệm theo cách “cha truyền con nối”; xúc tiến thương mại thủy sản chưa tương xứng với yêu cầu ngày càng cao của cạnh tranh thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế.

“Thủy sản miền Trung và của cả Việt Nam chưa giàu được cũng do khâu chế biến còn hạn chế. Việc bảo quản sản phẩm sau thu hoạch không đảm bảo chất lượng, tổn thất sau khai thác quá lớn, gây lãng phí nguồn lợi, hạn chế hiệu quả kinh tế...”, TS Trần Du Lịch nói.

Tháo gỡ điểm “nghẽn” tín dụng

Từ thực tế trên, TS Trần Du Lịch cho rằng nên rà soát lại chính sách hỗ trợ về đầu tư vốn, cơ chế, chính sách, cho ngư dân vay thời gian từ 5-7 năm, lãi suất ưu đãi và cho thế chấp ngay chính chiếc tàu đóng mới. Ưu tiên xây dựng trước một trung tâm thủy sản tại vùng duyên hải miền Trung, gắn việc đánh bắt, thương mại với nâng cao hiệu quả công nghiệp chế biến. Đồng thời, đào tạo đội ngũ đánh bắt xa bờ trong điều kiện, tình hình mới bảo đảm chất lượng, thân thiện mới môi trường. Xúc tiến thương mại phải gắn đánh bắt, chế biến đảm bảo chất lượng, biết tìm thị trường để mang lại hiệu quả, đồng thời chọn sản phẩm chủ lực để đầu tư trước như cá ngừ đại dương.

Trong khi đó, theo ông Hà Huy Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, cần phải thay đổi tư duy nhìn nhận vấn đề đầu tư vì ngân sách có hạn. Chính vì vậy, nên tập trung đầu tư vào những ngành, nghề mang lại hiệu quả cao, sức lan tỏa lớn. Đây là vấn đề lớn đặt ra cho các địa phương. Ngoài ra, trong xúc tiến thương mại, ngoài sự quan tâm của Nhà nước, từng doanh nghiệp phải phát huy năng lực, giảm chí phí và có tính cạnh tranh cao; tránh độc quyền mà cần chủ động hội nhập, liên kết quốc tế.

Nhấn mạnh vai trò của danh nghiệp trong đầu tư khai thác, kết nối xuất khẩu thủy sản, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP cho hay, một số doanh nghiệp thủy sản hiện nay đã xuất khẩu, đã có thị trường và nắm được nhu cầu của thị trường. Vì vậy, cần khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào khai thác thủy sản, hình thành các đội tàu đánh bắt theo quy mô lớn, tạo ra một phương thức sản xuất tốt hơn, như vậy hiệu quả sẽ tăng cao. Ông Trương Đình Hòe đề nghị các doanh nghiệp nên chủ động, mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực thủy sản, xúc tiến thương mại theo nhu cầu thực tế của thị trường quốc tế.

Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NNPTNT nói: “Chúng tôi đang tổ chức rà roát lại các chính sách hỗ trợ thủy sản, đồng thời rà soát lại quy hoạch các khu neo đậu tránh trú bão và khu neo đậu các cảng cá, đặc biệt là ở miền Trung; rà soát lại các tiêu chí, định mức cũng như chính sách đầu tư. Về chính sách, quan điểm của Bộ là phải đi bằng cả hai hướng, tức là vừa nâng cao về kỹ thuật, đồng thời phải hỗ trợ ngư dân bởi vì cuộc sống hằng ngày của ngư dân, không thể để ngư dân vay vốn thông qua nậu vựa như hiện nay được”.

Theo đó, chính sách tín dụng sẽ triển khai theo 2 hướng: Thứ nhất là tín dụng đầu tư trung hạn và dài hạn để hiện đại hóa tàu cá; thứ 2 là tín dụng ngắn hạn để vốn lưu động cho ngư dân để không phải phụ thuộc vào nậu vựa. “Cách thức là thông qua các trung tâm nghề cá, thông qua các cảng cá, tới đây, chúng tôi sẽ đồng bộ các cơ sở dịch vụ hậu cần, trong đó có tín dụng, mà tín dụng cho ngư dân phải nằm ở các cảng và phải sát với ngư dân, để ngư dân dễ tiếp cận. Cho nên hướng là phải hiện đại hóa các trung tâm nghề cá, các cảng cá để làm sao dịch vụ đến gần với ngư dân hơn”, Thứ trưởng Tám cho hay.

Bên cạnh đó, Bộ NNPTNT phối hợp với Bộ Tài chính tiến hành xây dựng chính sách bảo hiểm cho ngư dân trên biển; hỗ trợ thiết bị thông tin, liên lạc hai chiều, đảm bảo an toàn cho ngư dân. Tới đây, Bộ NNPTNT phối hợp các địa phương triển khai Đề án tái cơ cấu lĩnh vực thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, trong đó đối với lĩnh vực khai thác sẽ thí điểm tổ chức theo chuỗi giá trị từ khai thác đến chế biến và xuất khẩu cá ngừ ở các tỉnh Trung Bộ và duyên hải miền Trung.

Thế Phong
Theo chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 234

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 233


Hôm nayHôm nay : 61334

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 137909

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60459866