05:14 EDT Chủ nhật, 19/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chuyên nghiệp hóa chăn nuôi nông hộ: Cách nào

Thứ tư - 26/03/2014 23:09
Năm 2013 đánh dấu những khó khăn của ngành chăn nuôi khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, thị trường tiêu thụ bấp bênh, nhiều chủ trang trại không còn cách nào khác buộc phải “treo” chuồng. Trong bối cảnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, nếu chỉ chú trọng phát triển chăn nuôi quy mô trang trại mà bỏ qua những nông hộ nhỏ lẻ sẽ khiến sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi ngày càng yếu.

Câu hỏi đặt ra là, liệu chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ có đi ngược với mục tiêu xây dựng nền chăn nuôi hàng hóa và bền vững?

Chuyên nghiệp hóa chăn nuôi nông hộ

Theo thống kê, cả nước hiện có gần 12 triệu hộ tham gia chăn nuôi, trong đó có 7,5 triệu hộ chăn nuôi gia cầm và hơn 4 triệu hộ nuôi lợn. Thời gian gần đây, dịch bệnh, thị trường liên tiếp giáng cho người chăn nuôi nhiều “đòn chí mạng”, thua lỗ, không còn khả năng tái đàn, nhiều hộ đành chuyển hướng sản xuất kinh doanh dẫn đến số lượng đàn gia súc gia cầm có xu hướng giảm. 

Theo thống kê của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT), trong tháng 2/2014, số lượng trâu cả nước giảm hơn 2% so với cùng kỳ năm trước, đàn bò giảm 1%, đàn lợn cũng giảm nhẹ. Trong 5 năm qua, tổng số hộ chăn nuôi giảm từ 5 - 7%/năm. Vì vậy, theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Viện trưởng Viện Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT), việc ban hành chính sách đổi mới chăn nuôi nông hộ là rất cần thiết.

Với mục tiêu khuyến khích đổi mới phát triển chăn nuôi nông hộ theo hướng chuyên nghiệp, gia tăng các yếu tố công nghiệp nhằm tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm và hiệu quả kinh tế; đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường, dự thảo chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2014 - 2020 do Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi.

Theo đó, nông dân sẽ được hỗ trợ 1 lần mua lợn nái, lợn đực giống với mức 1 triệu đồng/nái đối với các giống lợn ngoại, lợn lai có 50% máu ngoại trở lên; 500.000 đồng/nái đối với các giống lợn địa phương; 2 triệu đồng/đực giống với các giống lợn ngoại, lợn lai và 1 triệu đồng/đực giống với các giống địa phương. Hỗ trợ mua tinh phối giống có chửa cho lợn nái, mức hỗ trợ 50% tiền mua tinh với đơn giá quy định là 20.000 đồng/liều tinh; không quá 2 liều tinh cho 1 lần có chửa. Hộ chăn nuôi gia cầm giống có quy mô chăn nuôi thường xuyên trên 200 mái sinh sản cấp giống bố mẹ được Nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất vay trong 24 tháng tiền mua gà, vịt giống. Hỗ trợ 100% tiền mua tinh, nitơ lỏng và dụng cụ phối giống có chửa cho bò sữa, bò thịt và trâu theo định mức, không vượt quá 2 liều tinh đối với bò thịt và 3 liều tinh đối với bò sữa, trâu cho một lần phối giống trâu, bò cái có chửa. Hỗ trợ một lần mua bò đực, trâu đực giống, mức hỗ trợ 5 triệu đồng/bò đực giống ngoại hoặc bò đực lai có tỷ lệ máu ngoại từ 50% trở lên; 8 triệu đồng/trâu đực giống, chỉ áp dụng đối với nơi chưa có điều kiện thụ tinh nhân tạo. Hỗ trợ mua bò cái giống hướng sữa, mức hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay trong 24 tháng cho toàn bộ tiền vay mua giống bò tại thời điểm mua. 

Ngoài ra, bà con còn được hỗ trợ 100% vắc-xin tiêm phòng định kỳ hàng năm đối với các bệnh lở mồm long móng, dịch tả, tụ dấu cho các hộ chăn nuôi lợn nái và đực giống; bệnh Newcastle, dịch tả vịt, cúm gia cầm cho các hộ chăn nuôi gia cầm giống có quy mô chăn nuôi thường xuyên trên 200 mái sinh sản cấp giống bố mẹ; bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng cho các hộ chăn nuôi trâu, bò giống. Người chăn nuôi cũng được hỗ trợ 50% tiền mua giống cỏ để phát triển chăn nuôi trâu, bò; hỗ trợ xây dựng hầm biogas xử lý chất thải chăn nuôi với mức 3 triệu đồng/hầm; hỗ trợ 1 lần cho việc làm đệm lót sinh học và chế phẩm xử lý chất thải chăn nuôi với mức 30% kinh phí sử dụng đệm lót sinh học và chế phẩm; hỗ trợ một lần cho việc gia cố, cải tạo chuồng trại của các hộ chăn nuôi trâu, bò tại các tỉnh miền núi thuộc diện hộ nghèo, mức hỗ trợ 2 triệu đồng/hộ. Đó là chưa kể chính sách hỗ trợ về xúc tiến thương mại, đào tạo,... Với chính sách này, dự kiến kinh phí hỗ trợ cho cả giai đoạn là khoảng 10.000 tỷ đồng.

Vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều

Đa số ý kiến đều cho rằng, việc xác định đúng đối tượng để hỗ trợ sẽ quyết định đến hiệu quả của việc thực hiện chính sách. Ông Sơn cho rằng, không nên hỗ trợ tràn lan mà nên tập trung những vấn đề đang nổi lên trong chăn nuôi nhỏ lẻ hiện nay là: Không có kiểm soát, chuồng trại không đảm bảo kỹ thuật, công tác giống, phòng chống dịch bệnh, xử lý môi trường và tổ chức đổi mới sản xuất nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho người chăn nuôi nông hộ. “Đổi mới chăn nuôi nông hộ phải có tiêu chí, quy mô bao nhiêu chứ nếu hỗ trợ cả hộ nuôi 1 con lợn thì ai cũng nuôi, ế thừa hết. Hơn nữa, tùy từng tỉnh mà hỗ trợ những vấn đề địa phương đang khó khăn để đảm bảo hiệu quả chăn nuôi”, ông Nguyễn Huy Đăng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội nêu ý kiến. 

Trong khi đó, đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa băn khoăn, có nên khuyến khích chăn nuôi nông hộ hay không? Nếu hỗ trợ mua con giống thì phải chú trọng kiểm soát chất lượng con giống đó, chứ nếu để họ mua con giống chất lượng kém thì chính sách này sẽ không có tác dụng nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ. 

Bà Hà Thúy Hạnh, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cũng cho rằng, xác định chất lượng con giống rất khó. Ngay cả lực lượng khuyến nông ở các địa phương làm việc này cũng chưa đạt yêu cầu. 

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Định Phan Trọng Hổ, chăn nuôi nông hộ không được địa phương ủng hộ vì ô nhiễm môi trường và nguy cơ dịch bệnh cao. Mục tiêu là khuyến khích đổi mới chăn nuôi nông hộ theo hướng duy trì và nâng cao hiệu quả, đảm bảo an toàn dịch bệnh. Bởi vậy, chỉ nên hỗ trợ thụ tinh nhân tạo, còn hỗ trợ mua con giống sẽ không hiệu quả. 

Ông Sơn cho rằng: “Dù trong 7 năm qua đã có 2 triệu hộ bỏ chăn nuôi nhưng cả nước vẫn còn 10 triệu hộ chăn nuôi quy mô nhỏ. Cần thay đổi mục tiêu của chính sách này thành khuyến khích chăn nuôi có kiểm soát, nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm ô nhiễm môi trường và dịch bệnh. Muốn vậy, phải đưa ra điều kiện nông dân phải cam kết bảo vệ môi trường, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi nông hộ thì mới được hỗ trợ”. 

Đã có giai đoạn chúng ta chủ trương phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại nhưng quỹ đất dành cho chăn nuôi ở nhiều địa phương hạn hẹp, nhất là thiếu vốn trầm trọng, khiến nhiều trang trại rơi vào tình trạng “chết yểu” và để lại những hệ lụy cho môi trường. Vì vậy, ông Sơn cho rằng, chúng ta không nên giảm chăn nuôi nông hộ mà nên đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ đến tay nông dân để họ sản xuất bền vững, thân thiện với môi trường, hình thành chuỗi sản xuất để lợi nhuận được phân chia đều cho các bên.

Khánh Nguyên

Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: chăn nuôi

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 242

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 241


Hôm nayHôm nay : 48924

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1009072

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61331029