12:12 EST Thứ sáu, 20/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chính thức cởi trói cho ba ba

Thứ năm - 11/10/2012 23:38
heo quy định mới ban hành của Bộ NNPTNT, loài ba ba sẽ được nuôi phổ biến như các loại lợn, gà, tôm, cá mà không phải chịu sự kiểm soát của lực lượng kiểm lâm.

Điều này khiến hàng vạn nông dân đang nuôi, kinh doanh con vật này hết sức phấn khởi.

Quy định này được thể hiện trong Thông tư 47/2012/TT-BNNPTNT về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường do Bộ trưởng Bộ NNPTNT vừa ký quyết định ban hành. Theo thông tư này, 160 loài động vật rừng thông thường được đưa vào danh mục quản lý của ngành kiểm lâm. Con ba ba vốn gây nhiều tranh cãi đã được đưa ra ngoài danh mục quản lý.

Nông dân huyện Dương Minh Châu - Tây Ninh đang thu hoạch ba ba.

Cơ hội để nông dân làm giàu

Người phấn khởi nhất khi biết thông tư này ban hành có lẽ là ông Trần Đình Quyết - Giám đốc Công ty TNHH Tiền Hậu (TP.HCM), “nạn nhân” trong vụ bắt giữ, xử phạt lô ba ba 608 con của lãnh đạo tỉnh Quảng Bình (NTNN đã thông tin trên nhiều số báo). Ông Quyết nói: “Bản thân tôi và hàng trăm nông dân nuôi ba ba hết sức phấn khởi vui mừng. Đáng ra, quy định này phải ra đời từ lâu rồi mới phải”.

Nông dân Phạm Văn Toại ở ấp 14 xã Phước Minh, huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh, nuôi ba ba với quy mô 10.000 con nói: “Quy định ban hành như vậy là rất tốt cho bà con nông dân chúng tôi. Từ trước đến nay, ba ba vốn được chúng tôi nuôi phổ biến như cá, tôm. Khi có quy định này, bọn tôi không còn phải mất thời gian, công sức để lên kiểm lâm làm các thủ tục phức tạp nữa. Nhiều người có cơ hội để làm giàu từ ba ba”.

Phản ứng trước quy định mới này của Bộ NNPTNT, bà Lâm Thị Có- Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Ninh nói: “Tôi cũng vừa biết được thông tư mới này và tâm lý chung của nông dân là ai nấy đều phấn khởi. Tới đây, khi họp Hội Nông dân xã, tôi sẽ phổ biến thông tư này cho bà con”. Theo bà Có, không chỉ riêng 44 hộ nuôi ba ba trong xã, mà hàng nghìn hộ nuôi ba ba ở huyện Dương Minh Châu và các địa phương trên cả nước rất có lợi về việc này.

Còn TS Võ Văn Sự- Chủ tịch Hiệp hội Bảo tồn động vật quý hiếm Việt Nam, người từng nhiều lần đề nghị ngành chức năng đưa các động vật được nuôi phổ biến, trong đó có ba ba ra khỏi sự quản lý của ngành kiểm lâm, đánh giá: “Đây là một bước tiến dài về chính sách của ngành nông nghiệp. Bởi từ đây, nông dân nuôi ba ba sẽ dễ dàng hơn”.

Cần xem xét lại “kỳ án” ba ba Quảng Bình

Thông tư trên của Bộ NNPTNT ra đời dựa trên “tiền lệ án” của một vụ án cụ thể. Đó là vụ án Công ty Tiền Hậu kiện Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, vì đã tịch thu và xử phạt doanh nghiệp buôn bán, vận chuyển ba ba với số tiền 500 triệu đồng (tòa đã xử thua cho phía doanh nghiệp- PV).

Tạo điều kiện mở rộng chăn nuôi

So với dự thảo cuối cùng trình lãnh đạo Bộ NNPTNT, số lượng loài động vật rừng thông thường, hay còn gọi là động vật hoang dã được ban hành trong danh mục chính thức của Thông tư 47 giảm từ 300 loài xuống còn 160 loài. Theo ông Đỗ Quang Tùng - Phó Giám đốc Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam, người chủ trì soạn thảo thông tư này, việc giảm số lượng động vật rừng được đưa vào quản lý để nông dân có điều kiện mở rộng chăn nuôi. Các thủ tục quản lý cũng đơn giản nhiều. Chẳng hạn, thay vì phải nộp trực tiếp, nông dân có thể gửi các thủ tục qua đường bưu điện.

Trong phiên xét xử tại tòa án sơ thẩm Quảng Bình, Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình đã dẫn bản dự thảo Thông tư 47 (trong đó, ba ba lúc đó vẫn nằm trong danh mục của dự thảo) ra trước hội đồng xét xử như một cơ sở để biện hộ cho quyết định xử phạt doanh nghiệp của Chủ tịch UBND tỉnh. Tuy nhiên, bản án của tòa gây nhiều tranh cãi khi đương nhiên công nhận quyền kiểm soát ba ba của ngành kiểm lâm rồi tuyên doanh nghiệp thua kiện.

Luật sư Phạm Thành Long - Giám đốc Công ty Luật TNHH Gia Phạm, người theo “kỳ án” này từ đầu nói: “Trước khi thông tư này ra đời, chưa có một văn bản nào khẳng định ba ba phải chịu sự quản lý của kiểm lâm, nhưng có nhiều văn bản khẳng định là đối tượng quản lý của ngành thủy sản. Vậy tại sao UBND tỉnh và TAND tỉnh Quảng Bình lại buộc người buôn bán ba ba phải có các thủ tục của kiểm lâm?”.

Một lãnh đạo thuộc Tổng cục Lâm nghiệp (xin giấu tên) bình luận: “Tỉnh Quảng Bình xử phạt doanh nghiệp như vậy là không hợp cả lý, lẫn tình. Đáng ra, các cơ quan quản lý nhà nước khi chưa có quy định cụ thể thì nên xử lý làm sao có lợi cho người dân”.

Trong khi đó, cho đến nay, đại diện cơ quan công quyền cầm cân nảy mực là lãnh đạo tỉnh Quảng Bình, Sở NNPTNT, Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình vẫn im hơi lặng tiếng trước sự việc này.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 131


Hôm nayHôm nay : 52734

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 864369

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72547078