08:27 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng thương hiệu cho gạo vùng lúa - tôm

Thứ tư - 10/10/2012 03:49
Nhiều năm nay, sản xuất lúa ở vùng lúa - tôm các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã trở thành lợi thế riêng của vùng. Và thu nhập 300 triệu USD mỗi năm sẽ trong tầm tay nếu nông dân ở đây biết chọn giống chất lượng cao để trồng...

 

Đó là lời khẳng định của PGS-TS Phạm Văn Dư – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) tại Hội nghị “Phát triển lúa và xây dựng thương hiệu gạo trên vùng lúa luân canh tôm ở ven biển ĐBSCL” vừa được tổ chức ở Sóc Trăng.

Có thể xây dựng vùng lúa - tôm thành những cánh đồng lúa chất lượng cao với thương hiệu riêng phục vụ xuất khẩu.

 

Mở cửa ra thị trường

 

PGS-TS Phạm Văn Dư cho biết, hệ thống canh tác lúa – tôm là một hệ thống đặc thù của vùng ven biển Nam Bộ và có nhiều lợi thế để phát triển ổn định. “Tiềm năng mở rộng hệ thống canh tác lúa – tôm của vùng còn rất lớn, quy mô sản xuất có thể đạt đến 200.000ha, đóng góp hàng năm khoảng 800.000 tấn lúa.” – PGS-TS Phạm Văn Dư cho hay.

 

Do đặc thù là vùng đất nhiễm mặn nên năm nay Bộ NNPTNT đã đưa ra 15 bộ giống lúa chịu mặn triển vọng cho vùng lúa - tôm ĐBSCL.

 

Đó là các giống:

 

OM6904, OM6955, OM7222, OM8017, OM9577, OM9579, OM9581, OM9584, OM9586, OM9601, OM9605, OM9915, OM9916, OM9921 và OM10639.

 

Ông nhẩm tính, nếu toàn bộ sản lượng lúa trên được trồng theo phương pháp hữu cơ sẽ cho ra khoảng 400.000 tấn gạo hữu cơ/năm. Sau khi trừ 100.000 tấn cho tiêu dùng nội địa, còn lại xuất khẩu, lấy giá bán thấp nhất hiện nay là 1.000USD/tấn thì cũng thu về được ít nhất 300 triệu USD/năm.

 

Đồng tình với quan điểm trên, ông Trương Thanh Phong - Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam xác nhận nhiều giống lúa thơm của vùng lúa – tôm đã xuất khẩu tốt, có thị trường, như các giống lúa ST của Sóc Trăng. “Nếu tính toán và chọn lựa giống lúa sản xuất hợp lý thì với sản lượng 800.000 tấn của vùng, việc tiêu thụ sẽ không gặp khó khăn. Hiệp hội sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc hỗ trợ tiêu thụ cho các địa phương và bà con nông dân” - ông Trương Thanh Phong khẳng định.

 

Phát huy lợi thế riêng của vùng

 

Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Bùi Bá Bổng, vùng sản xuất 1 vụ lúa – 1 vụ tôm ở các tỉnh ven biển ĐBSCL là một hệ thống canh tác độc đáo của Việt Nam. Vì đây là vùng nuôi tôm nên khi trồng lúa cũng không dùng nhiều thuốc trừ sâu và phân hóa học. Đó là điều kiện rất thuận lợi để phát triển các giống lúa chất lượng cao, an toàn theo phương pháp hữu cơ hoặc VietGAP, GlobalGAP.

 

Thứ trưởng Bùi Bá Bổng khẳng định, thời gian tới để đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu, 200.000ha diện tích lúa – tôm toàn vùng chỉ cần tập trung canh tác một giống lúa. Giống lúa đó có thể là giống chất lượng cao hoặc giống lúa thơm, nhưng năng suất chỉ cần 3 tấn/ha là đủ vì 3 tấn này giá bán đã bằng 6 tấn lúa thường.

 

Ngày 10/10/2012 - Theo danviet.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 228

Máy chủ tìm kiếm : 20

Khách viếng thăm : 208


Hôm nayHôm nay : 50851

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1119335

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60127658