08:22 EST Thứ năm, 14/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chờ được hỗ trợ mới làm nghề

Thứ năm - 04/07/2013 03:25
Kết thúc khóa học nghề, học viên được hỗ trợ con giống, phân bón, vật liệu… để xây dựng mô hình sản xuất. Thế nhưng, hầu hết các học viên này đều chỉ áp dụng một lần, sau đó lại chờ được cấp giống, vật liệu mới làm tiếp.

Thực tế này được phóng viên NTNN ghi nhận tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái sau 3 năm triển khai đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956.

Học viên tại lớp kỹ thuật trồng nấm ở Trạm Tấu.

Trông chờ sự hỗ trợ

Thực hiện Đề án 1956, huyện Trạm Tấu đã tổ chức được 33 lớp dạy nghề, thu hút 914 học viên tham gia. Đây là một con số đáng kể chứng minh cho những hiệu quả ban đầu mà chương trình đạt được. Không chỉ được học nghề, bà con còn được hỗ trợ về mặt kinh tế để phát triển nghề nghiệp sau khi học, đây cũng chính là một trong những yếu tố thúc đẩy bà con hăng hái tham gia chương trình.

Bà Đỗ Thị Hương – Trưởng phòng LĐTBXH huyện Trạm Tấu cho biết: “Bà con đi học rất nhiệt tình, thế nhưng họ chưa hiểu được giá trị bền vững của việc học nghề. Sau khi kết thúc khóa học, các học viên đều được hỗ trợ miễn phí con giống, phân bón, vật tư xây dựng mô hình sản xuất, tạo mọi điều kiện để tiếp cận với vốn vay. Nhưng bà con chỉ thực hiện được vụ đầu tiên, đến vụ sau họ lại chờ được cung cấp, nếu không là họ không làm…”.

Ông Hảng A Thào – Phó Giám đốc Trung tâm Dạy nghề huyện Trạm Tấu cho biết: “Hiện chúng tôi đang phát động bà con làm như anh Nhiên. Dù không còn học nữa nhưng nếu bà con đầu tư làm, chúng tôi đều cử giáo viên tới tận nhà hướng dẫn”.

Chúng tôi tới nhà chị Lò Thị Hòa (thôn Hát 2, xã Hát Lìu) - học viên lớp kỹ thuật trồng nấm. Khu làm nấm trong gia đình chị hiện bỏ hoang. Chị Hòa chia sẻ: “Sau khi sinh cháu nhỏ, em được cán bộ động viên đi học nghề để cải thiện thu nhập. Nhà chỉ có 3 người, nhưng chồng đi học thủy điện trong Đà Nẵng nên không có vốn để làm nghề. Nhà nước có cho giống, vật liệu thì mình làm thôi”...

Bà Đỗ Thị Hương khẳng định, nhiều học viên tham gia khóa học trồng nấm tại Trạm Tấu được hỗ trợ giống, vật liệu để làm nấm. Sau khi thu hoạch, họ bán lấy tiền tiêu, xong rồi lại xin được hỗ trợ để làm vụ tiếp theo... chứ họ không ý thức được việc ươm giống hay dành một ít tiền để mua giống cho vụ sau. Hỏi một học viên khác vì sao như vậy, anh này trả lời bẽn lẽn: “Học xong Nhà nước không hỗ trợ để mình dựng mô hình trồng nấm thì mình cũng không tự làm được. Vụ sau cũng lại phải nhờ đến Nhà nước thôi”.

Giúp bà con “đứng vững trên đôi chân”

Với đặc thù là huyện vùng biên giới, 100% người dân huyện Trạm Tấu là đồng bào dân tộc thiểu số nên trình độ kiến thức còn kém. “Chúng tôi đã kết hợp với trung tâm dạy nghề của huyện xuống tận thôn, bản để tuyên truyền, hướng dẫn bà con cách làm, kỹ thuật cũng như chọn giống tốt để ươm cho vụ mùa tiếp theo, khuyến khích bà con giữ lại một phần tiền bán nấm để tái đầu tư cho vụ mới nhưng không mấy người nghe. Cứ có tiền là họ tiêu hết”- bà Hương nói.

Để khắc phục tình trạng trên, Phòng LĐTBXH chỉ đạo cho trung tâm dạy nghề chia phần thực hành ra nhiều giai đoạn, tiết kiệm kinh phí trong quá trình đào tạo để khi khóa học kết thúc trích nguồn vốn hỗ trợ bà con ươm con giống. Đồng thời, phòng cũng cử cán bộ chuyên trách khu vực để động viên bà con đầu tư làm vụ mới.

Anh Nguyễn Văn Nhiên là một trong số ít học viên học nghề trồng nấm đã xây dựng mô hình trồng nấm cho gia đình. Anh cho hay: “Khóa học kết thúc, mình nhận thấy dưới sàn nhà lâu nay chỉ để nhốt trâu bò, có khi để trống nên đã cùng gia đình dọn dẹp, quây lưới xung quanh để làm chỗ trồng nấm. Năm đầu được trung tâm hỗ trợ, tới năm thứ 2 mình bỏ ra 470.000 đồng để mua giống, phân bón, thu hoạch được 70kg nấm sò. Với giá bán tại địa phương 60.000 – 70.000 đồng/kg, trừ chi phí cũng được gần 4 triệu đồng”.

Học viên Hà Thị Nguyễn đang tham gia lớp học trồng nấm bộc bạch: “Thấy cách làm của anh Nhiên, mình cũng sẽ dành vốn làm nghề để có tiền trang trải cho cuộc sống”.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 339

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 338


Hôm nayHôm nay : 37962

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 555464

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70782779