Với hai Luật và 17 văn bản hướng dẫn thi hành đang được áp dụng song tình trạng ngộ độc thực phẩm, sản phẩm kém chất lượng, không đảm bảo VSATTP, chứa nhiều chất độc hại… tràn lan như hiện nay.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Cục ATVSTP (Bộ Y tế), trong năm tháng đầu năm 2012, cả nước có 49 vụ ngộ độc với 1.711 người, trong đó 1.330 người phải đi viện, 13 người tử vong. Phần lớn là các vụ ngộ độc tập thể và do thực phẩm nhiễm vi sinh vật như vụ ngộ tại bản Hùn (xã Chiềng Cọ, TP.Sơn La), ở Công ty Dream MeKong (Tiền Giang), Công ty Free Well (Bình Dương), tiệc cưới tại xã Đa Nhim, huyện Lạc Dương, (Lâm Đồng)… Cùng với đó là những vụ bắt giữ hàng tấn thực phẩm hôi thối, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Điều đáng nói là khi phát hiện báo chí đăng tải ầm ầm, dân tình bức xúc và hàng loạt khuyến cáo được đưa ra nhưng việc xử phạt chẳng khác gì “ném đá ao bèo”. Do đó, vụ này vừa bị bắt đã có ngay vụ khác, thậm chí qui mô “hoành tráng” hơn… Khi mà lợi nhuận thu được từ hành vi sản xuất, kinh doanh, buôn bán thực phẩm kém chất lượng đem lại nhiều hơn so với mức xử phạt thì các văn bản pháp lý cũng trở nên “yếu thế”.
Xu hướng mới hiện nay là xây dựng và phát triển các chuỗi thực phẩm an toàn " từ trang trại đến bàn ăn". Đây đang được xem là một giải pháp có tính đột phá và bền vững để quản lý tốt chất lượng, bảo đảm ATTP, đáp ứng nguyện vọng của người tiêu dùng. Tuy nhiên vấn đề này tại Việt Nam vẫn còn mới, nhiều khó khăn và thách thức. Một trong số đó chính là cần “lấp” các “lỗ hổng” trong khung pháp lý về ATTP hiện hành, góp phần xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển chuỗi thực phẩm an toàn, chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn