15:24 EST Thứ tư, 01/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Công việc kỳ lạ “hái ra tiền” đã đến Việt Nam

Thứ năm - 14/01/2016 04:23
Hẳn nhiều người sẽ phải ngạc nhiên vì không ngờ công việc kỳ lạ này có thể giúp “hái ra tiền” đều đặn.

Nghe có vẻ lạ, nhưng người làm công việc kỳ lạ này ở nhiều nước như Anh, Pháp, Trung Quốc… và ở cả Việt Nam đều có mức thu nhập cao ngất ngưởng. Đó là nghề phân loại giới tính gà.

Nghề “hái ra tiền”, “khát” người làm

Có nhiều phương pháp để xác định giới tính gà như thông qua lông cánh, thông qua màu lông trên lưng gà, xác định giới tính qua lỗ huyệt… Trong đó, phương pháp cho kết quả chính xác nhất và được nhiều nước áp dụng là xác định giới tính gà qua lỗ huyệt.

Phương pháp này được sáng tạo vào năm 1933 bởi người Nhật Bản. Phát minh này đã làm chấn động ngành công nghiệp gia cầm ở Nhật và đưa xứ sở này trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về chăn nuôi.

Ngay sau đó, các nhà nhân giống gia cầm phương Tây đã thuê những người được đào tạo ở Nhật Bản về làm hoặc cử người đại diện đến đất nước này để học tập.

Ở nước Anh, mỗi năm, người lao động phân loại giới tính gà sẽ nhận mức lương là 40.000 bảng - tương đương 1,3 tỉ đồng.

Còn ở Việt Nam, ông Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Chăn nuôi Việt Nam, khẳng định rằng nghề phân loại giới tính gà cũng đã xuất hiện.

'Hiện nước Anh chỉ có khoảng 100-150 người làm công việc này (Ảnh: Incognito)'

Hiện nước Anh chỉ có khoảng 100-150 người làm công việc này (Ảnh: Incognito)

Nhưng hiện rất ít người biết đến nghề này, đặc biệt, rất hiếm người có thể chọn được gà bằng phương pháp nhìn qua lỗ huyệt. Chính vì thế, dù nhu cầu cao, mức thu nhập khá hậu hĩnh, nhưng hiện nghề này vẫn rất “khát” người làm.

“Muốn thành nghề, phải có chuyên gia đào tạo. Hơn nữa, có làm được hay không còn phụ thuộc vào khả năng của mỗi người. Hầu hết các trang trại, lò ấp ở Việt Nam đang thiếu người và phải thuê người chọn gà”, ông Trúc cho hay.

Ông Nguyễn Văn Ái, chủ một trang trại ở xã Hòa Tiến (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) tiết lộ, mỗi tháng ông phải chi tới gần 30 triệu đồng để thuê người chọn giới tính gà.

PGS. TS Nguyễn Duy Hoan, Giám đốc Trung tâm Học liệu - nguyên Trưởng khoa Khuyến nông và Phát triển Nông thôn (ĐH Thái Nguyên), người có hàng chục năm nghiên cứu về các phương pháp chọn giống gia cầm cho biết, phương pháp lựa chọn giới tính gà qua lỗ huyệt có tỉ lệ chính xác cao và hiện được nhiều lò ấp ở Việt Nam áp dụng.

Xem lỗ huyệt gà, kiếm gần trăm triệu mỗi tháng

Chị Nguyễn Thị Dung (SN 1986, ở xã Đức Giang, huyện Hoài Đức, Hà Nội), một "chuyên gia" xem giới tính gà cho biết chị có thể kiếm tiền triệu mỗi ngày.

Người khác học phân loại giới tính gà phải mất hàng năm, nhưng với Dung, chị chỉ học trong 3 tháng đã “tốt nghiệp”. Chị học nhanh và thành thục các thao tác đến nỗi người hướng dẫn cũng phải ngỡ ngàng.

Có nghề, Dung giúp gia đình tiết kiệm được hàng chục triệu mỗi tháng vì không phải thuê người phân loại gà nữa. Thành thạo việc ở nhà, chị mới nghĩ đến việc đi kiếm tiền bằng nghề này. Ban đầu chị Dung chỉ quanh quẩn làm ở một số trang trại ở quê. Rồi người này truyền tai người kia, một số chủ trang trại ở tỉnh Bắc Ninh, ở huyện Đông Anh cũng gọi điện nhờ chị đến giúp.

Dù phân loại gà chỉ quay vòng tại một số trang trại này, nhưng chưa khi nào chị Dung hết việc. Cặm cụi làm, mỗi tháng chị có thể kiếm được từ 50 – 90 triệu đồng.

'Dù phân loại gà chỉ quay vòng tại một số trang trại này, nhưng chưa khi nào chị Dung hết việc'

Dù phân loại gà chỉ quay vòng tại một số trang trại này, nhưng chưa khi nào chị Dung hết việc

Với Dung, hàng ngàn con gà trước mặt chỉ là chuyện nhỏ. Thậm chí, chị còn mong có nhiều hơn để làm. Bởi có nhiều gà thì tiền sẽ khá hơn.

Trung bình, mỗi ngày chị Dung nhìn "mông" gà, phân loại được khoảng 7.000-8.000 con. Có thời điểm, chị chọn được hơn 1 vạn con/ngày.

Vì làm tốt nên chị được chủ trang trại trả công cao hơn giá thị trường. Giá chung sau khi phân loại hiện ở mức 200 đồng/con. Nhưng tất cả các lò ấp đều chấp nhận trả cho chị Dung 300 đồng/con.

Nhanh nhẹn đặt một kệ gà con lên bàn, chị bắt đầu công việc. Những ngón tay thon dài nhẹ nhàng mà dứt khoát tóm từng con gà lên. Tay trái bóp phân, tay phải vạch hậu môn gà lên xem, mắt chăm chú nhìn. Chỉ mấy vài giây, chị Dung đã biết được con nào là gà trống, con nào là gà mái.

Dung giỏi nghề có tiếng ở quê. Chính vì thế không ít người đến nhờ chị truyền nghề. Làm nghề này, ngoài sự kiên nhẫn, chăm chỉ thì năng khiếu rất quan trọng. Thế nên, dù nhiều người xin học nhưng số người được chị nhận hướng dẫn rất ít.

Trước khi dạy, Dung thường kiểm tra khả năng của người xin học trong vòng 1 tuần. Nếu thấy có thể làm được, chị mới nhận đào tạo. Chi phí để thành nghề phân loại giới tính gà hiện ở mức chung là 30 triệu đồng.

'Để phân loại được giới tính, yêu cầu trước tiên phải là gà mới nở sau vài giờ, chưa được cho ăn.'

Để phân loại được giới tính, yêu cầu trước tiên phải là gà mới nở sau vài giờ, chưa được cho ăn.

 

Thao tác phân loại giới tính gà

Để thao tác được, yêu cầu trước tiên phải là gà mới nở sau vài giờ, chưa cho ăn.

Người phân loại gà sẽ cầm gà trên tay, tay trái phải bóp nhanh để vắt phần phân còn lại của con gà vào ống nhựa, tay phải nhẹ nhàng vạch hậu môn gà lên xem. Ngón tay cái ấn để hậu môn lòi ra, ngón trỏ chà xát nhẹ phần hậu môn.

Nếu là gà trống, mấu sinh dục nổi lên giống cục u, nhỏ như đầu kim. Nếu không có mấu thì là gà mái.

Theo vnmoney.nld.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 43


Hôm nayHôm nay : 16819

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 19100

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73066071