08:23 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đa dạng hóa và chế biến sâu sản phẩm cao su: Nhu cầu bức thiết

Thứ hai - 06/05/2013 06:13
Xuất khẩu (XK) cao su trong 4 tháng đầu năm 2013 đã suy giảm mạnh cả về khối lượng và giá bán, kim ngạch giảm tới 24,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất săm lốp phải chi tới 243 triệu USD để nhập khẩu cao su nguyên liệu, khiến thặng dư thương mại của ngành chỉ còn chưa tới 370 triệu USD. Có lẽ chưa khi nào, yêu cầu đa dạng hóa sản phẩm cao su trở nên bức thiết như hiện nay.

Bất cập từ thuế suất

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, khối lượng cao su XK tháng 4 ước đạt 44.000 tấn, trị giá 101 triệu USD, đưa khối lượng XK 4 tháng đầu năm 2013 lên 234.000 tấn, giá trị kim ngạch 610 triệu USD; giảm 12,9% về khối lượng và giảm 24,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2012. Giá cao su XK bình quân quý I là 2.683 USD/tấn, giảm 8,7%. Giá cao su XK trong tháng 4 vẫn diễn biến theo chiều hướng giảm. 

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng cho biết, tại thị trường trong nước, giá thu mua cao su thiên nhiên đã sơ chế đang ở mức 20.000 đồng/kg, mủ cao su thiên nhiên dạng nước 16.000 đồng/kg. Thế nhưng, nông dân trồng cao su tiểu điền hiện chỉ bán được với giá 9.000 đồng/kg, bằng 30% so với các năm trước. Nguyên nhân là từ khi bước vào vụ thu hoạch chính (đầu tháng 4), thương lái liên tục ép giá người trồng. Các năm trước, giá mủ cao su ổn định ở mức 27.000 đồng/kg, nông dân còn có lãi, nhưng với giá bán như hiện nay, bà con chỉ đủ tiền thuê nhân công thu hoạch mủ.

Việt Nam là nước XK cao su lớn thứ ba thế giới, nhưng hầu hết các doanh nghiệp (DN) sản xuất săm lốp cao su lại đang chịu cảnh điêu đứng vì đói nguyên liệu, chưa kể còn phải đương đầu với vấn nạn hàng giả, hàng nhái đang hoành hành. Cả nước có khoảng 220 DN chế biến các sản phẩm từ cao su, hàng năm tiêu thụ hàng trăm nghìn tấn cao su nguyên liệu. Thế nhưng, sự liên kết trong việc cung ứng nguyên liệu giữa các DN kinh doanh mủ cao su và DN sản xuất săm lốp khá lỏng lẻo. Hầu hết các DN sản xuất các sản phẩm từ cao su phải nhập khẩu nguyên liệu từ Thái Lan. Theo đó, khối lượng nhập khẩu cao su trong tháng 4 đạt 24.000 tấn, tiêu tốn 59 triệu USD. Lũy kế tổng nhập khẩu cao su 4 tháng đầu năm 2013 đạt 101.000 tấn, kim ngạch 243 triệu USD.

Lý giải nguyên nhân khiến DN sản xuất mủ cao su không bán sản phẩm cho DN trong nước mà phải xuất khẩu là do chính sách thuế đang khuyến khích DN cao su XK thô thay vì chế biến sâu hoặc bán nguyên liệu trong nước. Lãnh đạo một DN chuyên XK mủ cao su ở Bình Phước cho hay: “Hiện, chúng tôi XK tới 90% sản lượng vì thuế suất với sản phẩm cao su XK là 0%, trong khi nếu bán trong nước phải chịu thuế VAT 5%”.

Đa dạng sản phẩm

Theo GS.Nguyễn Việt Bắc (Viện Hóa học Vật liệu), nếu bán cao su sơ chế thu được một đồng thì đầu tư chế biến thành săm lốp lợi nhuận gấp 10 lần, chế biến sâu ra cao su kỹ thuật lợi nhuận gấp 20 lần. Thế nhưng, Việt Nam vẫn đang lãng phí nguồn “vàng trắng” này. Theo thống kê của Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), cao su xuất khẩu dưới dạng thô, chủ yếu là cao su thiên nhiên qua sơ chế và nhựa cao su latex (chưa qua sơ chế) chiếm tới 87% sản lượng cao su cả nước. Do bán thô nên chúng ta không làm chủ được giá và giá trị gia tăng cũng rất thấp. 

Ban Chỉ đạo Tây Nguyên vừa đưa ra kế hoạch thúc đẩy đầu tư chế biến sâu, đa dạng sản phẩm cao su ở khu vực Tây Nguyên. Tây Nguyên có diện tích trồng cao su khá lớn, trên 242.810ha, sản lượng đạt 165.000 -170.000 tấn mủ/năm, chỉ sau Đông Nam Bộ. Từ trước tới nay, các tỉnh Tây Nguyên chỉ đầu tư xây dựng các nhà máy sơ chế mủ cao su với các sản phẩm như mủ cốm, mủ kem (latex), mủ tờ. Tại Đắk Lắk, đến nay, tỉnh này đã đầu tư xây dựng một nhà máy chế biến các sản phẩm từ mủ cao su tiêu thụ nội địa và xuất khẩu (dây thun, chỉ thun...), với tổng công suất 15.000 tấn sản phẩm/năm, còn lại là 6 nhà máy sơ chế mủ cao su, tổng công suất 40.000 tấn mủ/năm, trong đó có 2 nhà chế biến mủ tờ, 1 nhà máy chế biến mủ kem và 3 nhà máy chế biến cao su mủ cốm. Các tỉnh Tây Nguyên đang kêu gọi đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến sâu, đa dạng hoá các sản phẩm cao su nhằm gia tăng giá trị sản phẩm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. 

Nhiều chuyên gia cho rằng, để cứu DN sản xuất săm lốp và cũng là để ngành cao su phát triển bền vững, cần tạo sự gắn kết giữa các DN chế biến sản phẩm từ cao su với công ty có nguyên liệu thông qua hợp đồng dài hạn. Đồng thời, các cơ quan chức năng cần đưa ra cơ chế chính sách hợp lý để khuyến khích các DN sản xuất mủ cao su tập trung chế biến sâu, tăng sản lượng, ưu tiên phát triển thị trường trong nước.

Chu Khôi (kinhtenongthon.com.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: cao su

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 381


Hôm nayHôm nay : 41041

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 654992

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70882307