22:27 EDT Thứ bảy, 20/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dân khai hoang ở Sóc Sơn: Từ có công thành có tội

Thứ năm - 02/05/2019 08:56
Kết luận thanh tra có từ năm 2005, nhưng cho tới nay người dân thôn Minh Tân, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn vẫn không thể được phép làm nhà trên chính mảnh đất họ đổ mồ hôi, nước mắt để khai hoang.

Huyện “quên” làm sổ sách

Năm 2004, trước thực tế dân khai hoang tại Minh Tân, Minh Trí, Sóc Sơn (còn gọi là khu kinh tế mới Đồng Đò) bị “lãng quên”, gây nhiều bức xúc, UBND TP Hà Nội đã lập Đoàn công tác liên ngành để kiểm tra, đánh giá toàn diện thực trạng quản lý, sử dụng đất rừng phòng hộ, đặc dụng tại đây.

16-42-51_1
Đại diện Ban Quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng huyện Sóc Sơn, cho rằng Bản đồ quy hoạch rừng phòng hộ chồng lấn lên khu dân cư là điều phi lý. (Ảnh: Văn Việt).

Theo báo cáo số 301/BC/TTLN-P3 của Đoàn công tác liên ngành, đất lâm nghiệp ở Sóc Sơn giai đoạn trước năm 1988 (chưa có Luật đất đai) do các hợp tác xã nông nghiệp quản lý, nhưng thực chất là đất trống, đồi núi trọc để hoang hóa. Theo điều tra của Viện Điều tra quy hoạch rừng thì trước năm 1988, huyện Sóc Sơn chỉ có 234ha rừng, chủ yếu là thông và bạch đàn.

Năm 1985, Hà Nội vận động các hộ gia đình vào khai hoang ở Sóc Sơn, trong đó có khu kinh tế mới Đồng Đò. Báo cáo của Đoàn công tác liên ngành ghi rõ: Giai đoạn này, các hộ tự khai hoang, việc quản lý dựa trên cơ sở tự kê khai diện tích đất của các hộ, không có thủ tục giao đất.

Về vấn đề đất ở, đất ao vườn liền kề, kết luận cũng ghi rõ: Ngày 19/11/1988, UBND TP Hà Nội ra quyết định 6025/QQD-UB ban hành “Chính sách cho các hộ gia đình mượn đất trống, đồi núi trọc để phát triển kinh tế đồi rừng”. Đến 1/3/1989, các cơ quan liên quan của Hà Nội ra văn bản số 55bTC, hướng dẫn thực hiện quyết định nêu trên.

Văn bản này cho biết: Người dân được quyền trồng rừng, được xây nhà tạm để ở, lán trại chăn nuôi, đào ao thả cá, được giao thừa kế, nhượng bán sản phẩm v.v.

Đoàn công tác liên ngành cho biết: Công tác quản lý, theo dõi cấp Sổ lâm ba giai đoạn này “rất lỏng lẻo”, huyện Sóc Sơn “không có sổ sách theo dõi”. Các ban lâm nghiệp xã theo dõi sổ sách “tùy tiện, thiếu chính xác”. Thậm chí, khi đoàn công tác về làm việc với từng xã, thì chính quyền mới làm lại số liệu thống kê số hộ, số diện tích để báo cáo.

Giai đoạn 1993-1998, theo Điều 6, Quyết định 145/1988/QĐ-TTg của Chính phủ, mỗi hộ ở vùng khai hoang trồng rừng được phép sử dụng tối đa 5.000m2 làm kinh tế vườn, 400m2 đất ở.

Có thể nói, kết luận năm 2005 đã rất rõ ràng về quyền sử dụng đất của các hộ dân đổ mồ hôi nước mắt khai hoang ở Đồng Đò, song đã bị “lãng quên” một cách khó hiểu. 14 năm sau kết luận nói trên, dân Minh Tân vẫn không được phép xây dựng nhà cửa, không được cấp giấy tờ công nhận quyền sử dụng đất. Từ những người có công khai hoang, trồng rừng, nay họ trở thành người có tội bởi mỗi khi xây dựng nhà cửa lại bị đình chỉ do “vi phạm diện tích rừng phòng hộ”.

16-42-51_2
Khu kinh tế mới Đồng Đò, thôn Minh Tân, xã Minh Trí, thời những năm 80 thế kỷ trước. (Ảnh người dân cung cấp).

Trao đổi với PV NNVN, ông Nguyễn Thái Giang, nguyên Bí thư kiêm Chủ nhiệm HTX Minh Tân, thốt lên cay đắng: “Làm ăn kiểu đó thì dân tôi ở đâu?”.  

Quyết định thanh tra bị “lãng quên”

Trong báo cáo của Đoàn công tác liên ngành cách đây 14 năm, có ghi rõ trong phần Kiến nghị xử lý về sự việc vẽ bản đồ quy hoạch rừng chồng lấn lên khu dân cư: Giao UBND huyện Sóc Sơn xử lý các tồn tại trong công tác quản lý sử dụng đất lâm nghiệp. Cụ thể là đối với một số khu dân cư đã ở lâu (thôn Minh Tân, xã Minh Trí) nhưng chưa có bản đồ địa chính 1994, UBND huyện Sóc Sơn phối hợp Sở TNMT cho đo vẽ bản đồ địa chính và có tờ trình UBND TP Hà Nội xin chủ trương để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ.

Nhiều năm qua đi, song khi PV báo NNVN làm việc với UBND huyện Sóc Sơn, đơn vị này vẫn không thể trả lời câu hỏi: Khi nào người dân Minh Tân mới được cấp quyền lợi chính đáng trên mảnh đất họ đã khai hoang từ thế kỷ trước?

Tháng 9 năm ngoái, khi làm việc với chúng tôi, ông Nguyễn Trường Giang, Trưởng phòng TN-MT, huyện Sóc Sơn, trả lời: “Trước hết trách nhiệm thuộc về chủ tịch xã, tất nhiên cũng có trách nhiệm của huyện, của thành phố, của Sở TN-MT, Sở NN-PTNT. Mặt khác, đây là vấn đề do lịch sử để lại, thời năm 1985 mấy ai quan tâm đất đai đâu”.

Ông Giang cho biết khi đưa dân lên khai hoang ở xã Minh Trí, thì mỗi người được cấp vật tư, thực phẩm và tới ở trên một quả đồi. “Ai khai hoang, trồng rừng được bao nhiêu cứ làm, chứ có nghĩ là đến hôm nay đâu”, ông Giang nói.

Tuy nhiên, đến nay, việc đo vẽ, xác định ranh giới đất ở, ao vườn liền kề cho dân Minh Tân vẫn chưa được thực hiện. Trong khi đó, chính quyền huyện Sóc Sơn vẫn im lặng, né tránh trả lời về sự việc.

Dân khởi kiện huyện

Trưởng thôn Minh Tân cho biết, bà Nguyễn Thị Hải Yến, cư dân thôn Minh Tân, đã nộp đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân TP Hà Nội, về việc “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai của UBND huyện Sóc Sơn” với gia đình bà.

Cụ thể, bà Yến khởi kiện UBND huyện Sóc Sơn vì đã ra quyết định xử phạt gia đình bà với lý do “tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ sang đất phi nông nghiệp mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép”.

Bà Yến cho rằng đây là căn cứ hoàn toàn trái với thực tế về nguồn gốc lịch sử và tính hợp pháp của thửa đất gia đình bà sử dụng, bởi lẽ: “Đất gia đình bà sử dụng là đất ở và đất vườn có nguồn gốc khai hoang đã được sử dụng ổn định suốt 34 năm qua, xuất phát từ chương trình xây dựng vùng kinh tế mới tại thôn Minh Tân, xã Minh Trí vào năm 1985”.

Theo Văn Việt/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 263


Hôm nayHôm nay : 52032

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 931983

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64917927