13:13 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dân khốn khổ vì dự án tỷ đô

Thứ ba - 04/06/2013 03:43
Có được dự án cả tỷ đô la Mỹ đầu tư nước ngoài là mơ ước của rất nhiều địa phương, đặc biệt là với một tỉnh nghèo như Quảng Ngãi. Tuy nhiên, thay vì tự hào có dự án tỷ USD thì chính quyền và người dân tỉnh Quảng Ngãi đang khốn khổ vì dự án Nhà máy thép Dung Quất bỏ hoang 6 năm qua.

Người dân đứt bữa

Có mặt tại Khu kinh tế (KKT) Dung Quất (Bình Sơn, Quảng Ngãi), chúng tôi không khỏi vui mừng, tự hào một mảnh đất chỉ có loài hoa muống biển sinh sống nay đã mọc lên những nhà máy, KCN, đô thị sầm uất. Tuy nhiên, ngay giữa bức tranh sáng của KKT Dung Quất là hình ảnh không được đẹp cho lắm của dự án Nhà máy thép Dung Quất do Cty Guang Lian Steel làm chủ đầu tư bỏ hoang 6 năm qua. Hiện, dự án Nhà máy thép Dung Quất hiện nay mới chỉ xây được hệ thống tường bao, khu nhà điều hành và vài cọc bê tông nằm phơi mưa nắng “làm bạn” với đàn bò nhởn nhơ gặm cỏ.

Nhà máy luyện cán thép Dung Quất do Cty Guang Lian Steel liên doanh với Tập đoàn Tycoons (Đài Loan) khởi công xây dựng năm 2007, có số vốn đăng ký 1,05 tỷ USD, công suất 5 triệu tấn thép/năm. Nhưng sau đó, bản thân Tycoons không đủ khả năng tài chính đã mời Tập đoàn E-United (Đài Loan) tham gia, số vốn đầu tư của dự án được điều chỉnh tăng lên 3,3 tỷ USD và đổi tên thành dự án Nhà máy thép Guang Lian - Dung Quất, nhưng rốt cuộc dự án vẫn treo.


Dự án Nhà máy thép Quảng Liên giờ thành bãi chăn thả bò

Tháng 4/2012, sau nhiều năm trời mời gọi nhà đầu tư, Tập đoàn thép JFE (Nhật Bản) có “ý định thư” muốn đầu tư và vốn của dự án tăng lên 4,5 tỷ USD. Nhưng, cũng giống hai nhà đầu tư trước, phía JFE lại xin lùi thời gian triển khai dự án đến tháng 7/2014 (chậm 1 năm) với lí do thị trường thép thế giới đang gặp khủng hoảng lớn?!

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Đông (Bình Sơn), cho biết, diện tích đất xã Bình Sơn phải giao cho Nhà máy thép Guang Lian là 220 ha, chiếm tới 70% diện tích đất nông nghiệp toàn xã. Phần lớn bà con nông dân ở xã Bình Sơn bị thu hồi 100% đất sản xuất, sau khi về khu tái định cư đều không có việc làm nên nguy cơ tái nghèo là rất cao. Nhưng điều khiến ông Thanh và người dân sống quanh dự án bức xúc nhất là phía Cty Guang Lian cho xây tường rào chắn hết lối đi từ khu vực Dốc Sỏi tới cảng Dung Quất khiến người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Bình Sơn giờ muốn vận chuyển hàng hóa tới cảng Dung Quất phải đi vòng thêm 4 km.

“Từ khi về đầu tư tại địa phương đến nay phía Cty Guang Lian chưa cho người dân chúng tôi được một lợi lộc gì. Với người dân xã Bình Đông, Nhà máy thép Guang Lian chỉ đem đến bực bội và phiền phức. Trong quá trình san lấp mặt bằng, đơn vị không tạo dòng chảy làm ngập cục bộ vào mùa mưa ở thôn Tân Hy, con em trong thôn đi học rất vất vả, phải lội nước ngập tới rốn nhìn tội lắm anh ạ! Bên cạnh đó, số ruộng hiếm hoi con sót lại hiện nay cũng ngập toàn bộ nên người dân cũng không trồng cấy được trên đó nữa", ông Thanh bức xúc.

Dẫn tôi đi thăm khu tái định cư dự án Nhà máy thép Guang Lian, ông Thanh không khỏi lo lắng cho tương lai người dân quê mình khi hàng trăm con người không có công ăn việc làm, không có ruộng canh tác, tương lai sẽ sinh sống bằng gì?

Dừng chân trước cổng nhà bà Phạm Tiên, khu tái định cư 13, xã Bình Đông chúng tôi giật mình vì thấy cả chục người ngồi hóng mát. Theo chia sẻ của bà Tiên, gia đình bà có mấy công ruộng thì dự án Guang Lian thu hồi mất một nửa, nửa còn lại bị ngập úng không trồng được lúa. Chúng tôi vào khu bếp của gia đình bà Tiên mở thùng gạo và nhận thấy số gạo còn lại chỉ ăn được vài bữa nữa là hết. Có mặt tại đó, ông Thanh, Phó Chủ tịch xã Bình Đông, xác nhận, trong xã có nhiều hộ dân bị đứt bữa từ khi dự án Nhà máy thép Guang Lian thu hồi đất nông nghiệp.

Vì sao được ưu ái?

Chúng tôi lấy làm điều lạ, một dự án bị treo đã 6 năm qua, đã ba lần chuyển giao chủ đầu tư, nhưng chưa đâu vào đâu, song tỉnh Quảng Ngãi vẫn dành mọi sự “ưu đãi” hết mức cho Cty Guang Lian như là đứa “con cưng”, thậm chí sự ưu đãi đó nhiều khi rất vô lý?


Cty Guang Lian cho xây tường bao chặn lối đi của người dân và doanh nghiệp xuống cảng Dung Quất

Trước đây, để GPMB giao cho Cty Guang Lian, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã phải thu hồi đất của 12 doanh nghiệp đang làm ăn có hiệu quả cùng hàng trăm ha đất nông nghiệp của người dân địa phương. Nhưng sau đó, dự án vẫn không triển khai. Tiếp đến, phía Guang Lian yêu cầu tỉnh Quảng Ngãi giao toàn bộ tuyến đường huyết mạch nối liền từ Dốc Sỏi - Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi ngay lập tức gật đầu đồng ý và phải tự bỏ kinh phí ngân sách ra làm một con đường vòng xuống Cảng Dung Quất xa hơn con đường ban đầu tới 4 km. Đòi hỏi hết yêu sách này đến lợi ích khác, song dự án vẫn nằm im tại chỗ, giờ Cty Guang Lian lại tiếp tục đòi phải có được 23 ha đất cảng của Cty TNHH MTV Hào Hưng Quảng Ngãi, một doanh nghiệp trong nước làm ăn có hiệu quả được tỉnh Quảng Ngãi cấp cho 23 ha đất năm 2012 để làm cảng phục vụ chung cho KKT Dung Quất.

 

Đồng ý việc một tỉnh nghèo như Quảng Ngãi “trải thảm đỏ” đón doanh nghiệp về đầu tư là đúng đắn, song phải trên tinh thần bình đẳng đôi bên cùng có lợi. Đằng này, để chiều lòng nhà đầu tư nước ngoài tại dự án Nhà máy thép Guang Lian, tỉnh Quảng Ngãi hy sinh cả lợi ích của người dân và các doanh nghiệp trong nước đang làm ăn trên địa bàn, rồi sau này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn ai dám đầu tư vào tỉnh Quảng Ngãi?!

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Xuân Dũng, Phó trưởng BQL KKT Dung Quất, cũng thừa nhận, không ai ở tỉnh Quảng Ngãi dám chắc 100% dự án thép Guang Lian sẽ hoạt động trở lại khi “thâu tóm” được 23 ha đất của Hào Hưng Quảng Ngãi. Một thực tế đau lòng khác được ông Dũng cho biết là dự án thép Guang Lian trị giá tới 4,5 tỷ USD nhưng đơn vị này mới đầu tư vào Dung Quất chưa đầy 50 triệu USD. Dư luận đặt dấu hỏi, nếu tiếp tục giao 23 ha đất của Hào Hưng cho Guang Lian mà dự án vẫn không triển khai ai sẽ là người ở Quảng Ngãi chịu trách nhiệm?.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, thực chất việc hợp tác giữa JFE và nhà đầu tư của Đài Loan mới chỉ dừng lại ở mức thỏa thuận miệng với nhau chứ chưa có văn bản ký kết nào mang tính ràng buộc pháp lý. Mặt khác, hiện nay tại khu vực Đông Nam Á cũng có tới 3 dự án nhà máy thép tỷ đô khác có sản phẩm trùng lắp với sản phẩm tương lai của Guang Lian nên phía JFE Nhật Bản có lẽ không dám mạo hiểm ném tiền vào dự án mà đầu ra đã nhìn thấy khó khăn.
 


Theo Nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: dự án

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 99

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 97


Hôm nayHôm nay : 37396

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1201909

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72884618